Địa Chủ Ác Ghê, CB Ác Tợn!

Lê Thiên

Truyền thông trong nước cho biết, vào ngày 8.9.2014, Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai trương một triển lăm về cải cách ruộng đất, mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957". Đây là lần đầu tiên Việt Nam có triển lăm về sự kiện lịch sử được coi là một trong những thất bại trầm trọng của Đảng CSVN.

Vào chiều tối 11.9.2014 có tin nói rằng cuộc triển lăm về CCRD đă tạm không tiếp đón người xem chiều nay. Tin cho biết "Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa Thông tin Du lịch cùng Bảo tàng t́m lư do hợp lư để đóng cửa. Lệnh cho làm ngay một triển lăm khác, cổ vật để thay thế." 

Quả nhiên, đến sáng ngày 12.9.2014 tấm pano quảng cáo về cuộc triển lăm treo trước cửa Viện Bảo tàng Lịch sử đă được hạ xuống, dù rằng cuộc triển lăm dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 12.2014: Một cuộc triển lăm vừa mở cửa vẻn vẹn có 4 ngày đă phải gấp rút đóng cửa với những lư do không thuyết phục càng gây sự ṭ ṃ của mọi người. Truyền thông lề đảng ồn ào khi mở cửa, nhưng lại im thin thít chuyện đóng cửa!

Từ cuộc triển lăm này, một bài viết của C.B. với nhan đề "Địa chủ ác ghê!" được nhắc đến trên truyền thông xă hội. Nhưng theo nhiều người, không thấy bài ‘Địa chủ ác ghê!’ được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh và dĩ nhiên, nó cũng không được trưng bày trong cuộc triển lăm. Nhiều tranh căi về tác giả C.B. của bài viết.Chưa hẳn là Hồ Chí Minh. Nhưng rồi có người cũng đă khám phá ra rằng, "trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rơ: ‘Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, kư bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đă cấu kết với thực dân và bù nh́n để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’.

Phải chăng bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đă được đăng lại trên báo Cứu Quốc với một vài sửa đổi và với bút hiệu mới Đ.X. thay cho C.B.?

Nay th́ cuốn Đèn Cù vừa xuất bản giữa năm 2014 đă "làm rơ" vấn đề! Tác giả Đèn Cù là Trần Đĩnh, người từng sát cánh với Hồ Chí Minh và Trường Chinh, từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh và một thời phụ trách báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN. Trong Đèn Cù, tác giả Trần Đĩnh xác nhận: C.B. tác giả bài "Địa chủ ác ghê" chính là Hồ Chí Minh.

Trần Đĩnh kể:

"Để có phát pháo mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật vụ đấu Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long. Tôi nhận nhiệm vụ. [….] Thế là tôi viết bài khai hỏa cải cách ruộng đất […] Có lẽ để phối hợp với bài báo của tôi, CB (Bác Hồ) gửi đến bài ‘Địa chủ ác ghê’ (Đèn Cù trang 84-85).

Ngoài ra, Trần Đĩnh c̣n tiết lộ: Trong cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm - Cát Hanh Long, "Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh th́ đeo kính râm suốt" (Đèn Cù, trang 84).

Mặt khác, cuộc đấu tố người ân nhân của đám cầm đầu đảng csvn lúc bấy giờ là một cuộc đấu tố điển h́nh, một phát súng lệnh khởi đầu cho khuôn mẫu đấu tố suốt chiến dịch CCRĐ, khiến Trường Chinh "cần một bài báo (trên tờ Nhân Dân) viết nổi bật lên khung cảnh sôi sục, sinh động của cuộc đấu tố để ca ngợi sức mạnh của bần cố nông được phát động…" (Đèn Cù, trang 84).

Như vậy, cái khóc của Hồ Chí Minh "về sai lầm trong CCRĐ" không phải là nước mắt từ cái tâm chân thực dám tự nhận ḿnh sai lầm, cũng không phải là cái khóc của kẻ "đứng mũi chịu sào" hay "mũi dại cái mang" như csvn tuyên truyền.

Hành động "giấu mặt" của cả Hồ Chí Minh (đảng trưởng) lẫn Trường Chinh (Tổng bí thư đảng) khi đến giám sát cuộc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) rồi sau đó bà Năm bị tử h́nh, đó là hành vi tán đồng, cổ vơ và kích động cho những cuộc đấu tố tiếp theo sau, phải quyết liệt y như thế hoặc hơn thế, hầu đáp ứng mệnh lệnh của đảng "giết lầm hơn bỏ sót" và phù hợp với chủ trương "đào tận gốc trốc tận rễ" đánh vào "phú, địa, hào" (phú nông, địa chủ, cường hào)?

Cái khóc của HCM mang tính lừa đảo hơn là cảm thương hay hối hận. Nếu thật ḷng sám hối, sao ông Hồ hàng mấy chục năm sau không giải án cho bà Nguyễn Thị Năm, ân nhân của đảng ông và cho hàng trăm nạn nhân bị đấu tố dă man? Và bây giờ bọn đồ đệ của ông lại mang CCRĐ ra triển lăm với niềm hănh diện, gây công phẫn trong dân khiến phải vội vă dẹp tiệm?

C.B. và "Địa chủ ác ghê"!

Bài "Địa chủ ác ghê" của CB, tức HCM, đăng trên báo Nhân Dân ngày 21/7/1953 được cho là một ngày trước khi xử bắn bà Cát Hanh Long. Người đàn bà 47 tuổi xấu số đă bị đấu tố và bị kết án từ 2 tháng trước đó (ngày 22/5/1953). Điều này chứng tỏ bản án tử h́nh dành cho bà Cát Hanh Long đă có một thời gian dài gần 60 ngày nằm chờ quyết định thi hành án hay ân xá. Ông Hồ đâu vướng mắc vào cái rào cản "đa số" nào nữa để biện minh cho việc ông không kư lệnh ân xá (hay ít nhất giảm ản) cho bà Nguyễn Thị Năm! Hay là cái bóng của quan Cố vấn Tàu Lă Quư Ba đă làm cho ông Hồ sợ, và bà Cát Hanh Long phải chết!

HCM có biết không bà Nguyễn Thị Năm chết rồi, song cái xác của bà vẫn chưa yên, c̣n bị xử thô bạo? Chúng ta không khỏi rợn người khi đọc Tiêu Lang của báo Cứu Quốc kể lại cho Trần Đĩnh như sau:

"Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai, chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đă cảm thấy có ǵ nên cứ lạy van: ‘Các anh làm ǵ th́ bảo em trước để em c̣n tụng kinh’. Du kích quát: ‘đưa đi chỗ giam khác thôi, im!’ Bà ta vừa quay người th́ mấy loạt tiểu liên nổ ngay sát lưng. Ḿnh được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đ̣i cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được th́ không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: ‘Chết c̣n ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?’ Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy..."

Th́ ra, lời chạy tội của HCM "không ai nở đánh một người đàn bà dù là đánh bằng một cành hoa" và rằng HCM buộc phải để cho đội CCRĐ lên án tử h́nh cho bà Năm là v́ tôn trọng đa số… đều là những chuyện bịa đặt dối trá lố bịch.

Đọc vụ đấu tố bà Nguyễn Thị Năm – Cát Hanh Long cùng nhiều nạn nhân khác do Trần Huy Liệu (một bộ mặt lớn của CSVN thời bấy giờ) tường thuật, chúng ta thấy những vu oan cáo vạ mà đội CCRĐ gán cho các nạn nhân chỉ là một phần nhỏ so với những "bằng chứng" mà CB ngụy tạo trong "Địa chủ ác ghê" để đi tới kết luận xanh dờn: "Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!" (Nội dung những tài liệu trên, kể cả bài báo của CB đă được phổ biến rộng răi trên truyền thông đa chiều có kèm phóng ảnh gốc, nhiều lắm, dài lắm, xin không lặp lại ở đây).

Ra lệnh cho bộ hạ giết chết ân nhân ḿnh, giết xong, rồi lại tung bài đánh tiếp vào thây ma người chết (bài "Địa chủ ác ghê" của C.B. đưa lên báo một ngày sau khi bà Năm bị xử tử), bằng những lời tố cáo vu vơ những tội tày trời vô căn cứ nhằm vào ngưởi chết không thể trồi đầu dậy để tự biện hộ, như vậy HCM có xứng đáng là một con người đúng nghĩa là "người" chưa, huống hồ là người ngồi trên chỗ cao nhất nước? Đạo đức bác Hồ đấy! Toàn dân phải học tập và làm theo gương bác!

Sách giáo khoa: Căm thù "địa chủ ác ghê"

Đối với CS, thủ đoạn dối trá, gieo rắc hận thù và thực hành bạo lực là những biện pháp thiết yếu và tối ưu để đạt mục tiêu chính trị của họ. Nhưng mang dối trá, hận thù và bạo lực gieo vào đầu tuổi thơ qua giáo dục học đường th́ quả là một tội ác lớn chẳng những đối với chính bản thân trẻ thơ, mà c̣n đối với gia đ́nh, đối với xă hội và đối với loài người không thể nào biện minh được.

Vậy mà những điều dối trá, những cổ vơ hận thù và bạo lực trong bài "Địa chủ ác ghê" của CB lại trở thành bài học Quốc văn giáo khoa năm 1953 tại Miền Bắc xhcn. Mới hay, địa chủ không hề ác ghê so với CB mới là tên ác tợn!

Dưới đây là phóng ảnh sách giáo khoa csvn, bằng chứng không thể chối căi:

QUỐC VĂN – 1953 BỘ GIÁO DỤC XUẤT BẢN. Bài Số 8 - ẤN CỔ BỌN NÓ XUỐNG

"Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Ṿng ngoài hội nghị có vài tiếng x́ xào: "Đội Hàm đă đến". Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức th́ có hàng ngh́n tiếng thét lớn:

Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!

Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!

Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm!

Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!

Hai đứa gian ác vội vă quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành".

(Theo tài liệu của các báo chí về vụ Cát-Hanh-Long).

Kế tiếp là phần Giải nghĩaCâu hỏi dành cho học sinh trả lời!

Liên quan nợ máu.

Trở lại thời CCRĐ, Giai Phẩm Mùa Thu ấn hành và phát hành tại Miền Bắc xhcn năm 1956 có bài thơ "Em Bé Lên Sáu Tuổi" của Hoàng Cầm mô tả một đứa bé 6 tuổi liên quan nợ máu vô cùng bi thương, xin được gợi nhắc ở đây để chúng ta cùng nhận ra bộ mặt nham hiểm độc ác và bất nhân của CSVN như thế nào.

Đánh vào "đối tượng" chưa đủ. Phải tận diệt mọi mầm mống từ đối tượng, kể cả những trẻ nít vô can, vô tội. Cái tội của những đứa bé này là ǵ? Là ḥn máu của đối tượng! Đó là tội! Tội ấy phải diệt trừ. Biện pháp tru di thời xhcn! Một cuộc khủng bố man rợ: vừa bức tử trẻ nít vừa gieo rắc hận thù trong dân! C̣n nữa không tính người, t́nh người?

Đây thân phận "Em bé lên sáu tuổi" qua ng̣i bút của Hoàng Cầm:

Em bé lên sáu tuổi

Lủi thủi t́m miếng ăn.

Bố: cường hào nợ máu

Đă trả trước nông dân.

Mẹ bỏ con lay lắt

Đi tuột vào Nam...

Đấy, người cha của đứa bé đă trả nợ máu, tức là đă bị giết chết trong cuộc đấu tố, c̣n mẹ nó th́ v́ quá sợ hăi đă trốn vào Nam. Sót lại chỉ c̣n mỗi thằng bé mồ côi cù bơ cù bất:

Chân tay như cái que

Bụng ph́nh lại ngẳng cổ,

Mắt tṛn đỏ hoe hoe

Đảo nh́n đời bỡ ngỡ:

"Lạy bà, xin bát cháo,

"Cháu miếng cơm, thầy ơi!"

Vâng! Chẳng ai dám bố thí cho nó một hạt cơm rơi!

Một nữ công nhân trẻ chỉ v́ ḷng trắc ẩn mà lén đem cho nó một bát cháo đă phải chuốc họa vào thân. Cô bị "đảng bộ" đưa ra kiểm thảo 3 ngày liền.

Nó là con địa chủ

Bé bỏng đă biết ǵ

Hôm em cho bát cháo

Chịu ba ngày hỏi truy (= tra khảo)

Rồi cô công nhân bị ép viết kiểm điểm, cuối cùng, cô bị đuổi việc… chỉ v́ không nỡ vô tâm với một đứa bé thơ vô tội. Cái tội của cô là xót thương không đúng người, đúng chỗ, xót thương con của kẻ thù, "liên quan phản động… mất cảnh giác lập trường":

Chị phải đ́nh công tác

V́ câu chuyện trên kia

Buồng tối lạnh đêm khuya

Thắp đèn lên kiểm thảo (= viết kiểm điểm)

....

Nào "liên quan phản động"

"Mất cảnh giác lập trường"

Mấy đêm khóc ṛng ră,

Ngọn đèn soi tù mù,

Ḷng vặn ḷng câu hỏi:

"Sao thương con kẻ thù?

Giá ghét được đứa bé

Ḷng thảnh thơi bao nhiêu!"

(Hoàng Văn Chí: Trăm Hoa Đua Nở… trang 237-238).

Lời hối tiếc cuối cùng của cô công nhân trót bày tỏ chút t́nh nhân đạo với đứa bé: "Giá ghét được đứa bé Ḷng thảnh thơi bao nhiêu" nghe xót xa làm sao, uất nghẹn làm sao!

Địa chủ ác ghê hay C.B. ác tợn? ◙