Viết Từ Canada - Mặc Giao

KHI HAI CỰU THÙ T̀M CÁCH TRỞ THÀNH ĐỒNG MINH

Trường hợp những kẻ cựu thù trở thành đồng minh thân thiết đă xảy ra không thiếu trong lịch sử cận đại: Hoa Kỳ, Anh, Pháp với Đức và Nhật sau thế chiến thứ hai; ngay cả Cộng sản VN với Cộng sản Trung Hoa sau trận chiến 1979. Điều kiện quan trọng cho việc ḥa giải là hai bên phải xóa bỏ hận thù, t́m cách dung ḥa lợi ích chung, chấm dứt sự bất đồng về ư thức hệ, cùng có đối tượng chung phải đối phó. Thế giới Tây phương rất muốn ôm nước Nga mới sau khi chế độ Xô viết Cộng sản sụp đổ, nhưng ông Poutine đă gây cản trở v́ nhiều tham vọng và c̣n mơ trở thành một Sa hoàng, một thứ Staline không dán nhăn cộng sản. V́ thế Nga và Tây Phương vẫn chưa thoát khỏi t́nh trong chiến tranh lạnh. Nh́n vào bang giao giữa Hoa Kỳ và Cộng sản VN, người ta thấy hai bên đang nỗ lực tiến lại gần nhau sau một thời gian dài nghi kỵ, điều đ́nh, trả giá. Hai bên nhắm mục đích ǵ khi muốn cộng tác chặt chẽ với nhau hơn, và liệu có thể vượt qua được những khó khăn hay không? Cục diện chính trị Việt Nam sẽ có ảnh hưởng ra sao với biến cố này?

TOAN TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA HAI BÊN

Về phía Hoa Kỳ, họ không có tham vọng đất đai hay khống chế chính trị tại Việt Nam. Họ cũng không có mặc cảm thua trận khi phải rút khỏi Việt Nam "trong danh dự", nên không t́m cách thắng lại để trả thù. "Gặp thời thế thế thời phải thế". Tiền bạc, xương máu đă đổ ra, không tiếc. Điều họ không muốn là Việt Nam qúa lệ thuộc vào Trung Quốc. Nếu trời yên biển lặng th́ sự lệ thuộc này cũng chẳng hại ǵ cho Hoa Kỳ. Chỉ khi Trung Quốc tỏ lộ tham vọng khống chế Biển Đông, Hoa Kỳ mới quan tâm. Quan tâm thứ nhất là Trung Quốc có thể cản trở ngôi vị bá chủ đại dương của Hoa Kỳ. Quan tâm thứ hai là Trung Quốc có thể xâm phạm chủ quyền và đe dọa việc tự do đi lại, buôn bán của các nước đồng minh và đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng như Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Úc... Quan tâm thứ ba là Việt Nam sắp hàng về phiá Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc thêm ưu thế. Việt Nam không phải là một cường quốc đáng e ngại, nhưng có sức mạnh quân sự quan trọng nhất, sau Trung Quốc, tại Đông Nam Á. Việt Nam có một thế địa dư chính trị thuận lợi nhất hướng ra Biển Đông. Lợi dụng lúc Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp về chủ quyền biển, đảo, Hoa Kỳ muốn kéo Việt Nam xa dần Trung Quốc và tiến gần về phiá Hoa Kỳ để lực lượng đối trọng với Trung Quốc được tăng cường.

Về phía Việt Nam cộng sản, sau 1975, họ nghĩ rằng một khi họ đă "thắng" được Mỹ, họ có thể làm bất cứ điều ǵ họ muốn, không quan tâm tới dư luận, không cần ai hết. Họ đă kiểm soát Lào, đưa quân chiếm Căm Bốt, lăm le đe dọa Thái Lan, và đánh nhau với cả Trung Quốc. Giấc mộng vĩ cuồng mau tan vỡ v́ ngu dốt, tính toán sai lầm, v́ bị cô lập, v́ lệnh cấm vận của Mỹ. Kết qủa, cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Việt Nam từ từ quay ngược về thới đại đồ đá, nạn đói đă xuất hiện tại nhiều vùng trong nước.. Khi thấy Liên Xô sụp đổ, họ hết chỗ nương tựa, phải quay về x́ xụp lạy Trung Quốc để xin tái lập bang giao, xin cải tà quy chánh và thề hứa làm đàn em, tôi mọi vĩnh viễn, dù với giá phải trả là đất, đảo và biển của ông cha để lại. Đến khi bắt buộc phải chọn chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghiă vào năm 1986, họ thấy cần phải có liên lạc thân hữu với các quốc gia phát triển. Phiền nỗi ảnh hưởng của Mỹ trên các quốc gia này rất nặng kư, đặc biệt là Nhật, Đại Hàn, Đài Loan và Úc. Không được Anh Hai Hoa Kỳ ban phép lành là không xong. Từ đó họ phải nuốt hận để xin kết thân với kẻ thù cũ, xin tái lập bang giao, hủy bỏ cấm vận, cho vào WTO...Thị trường tiêu thụ Mỹ cũng là món mồi béo bở mà từ Trung Quốc đến tất cả các nước đang phát triển đều muốn nhào vô chia phần. Nay gặp lúc Trung Quốc công khai thi hành chính sách xâm lấn biển, đảo, Việt Nam trở thành nạn nhân đầu tiên. C̣n thế lực nào có thể bênh đỡ Việt Nam trong lúc này ngoài Hoa Kỳ?

HOA KỲ VE VĂN VÀ HỐI THÚC CỘNG SẢN VIỆT NAM

Để thực hiện kế hoạch kéo Việt Nam xa dần Trung Quốc và tiến gần lại với ḿnh, Hoa Kỳ đă t́m đủ cách ve văn Việt Nam. Gia tăng đầu tư, gia tăng viện trợ, gia tăng trao đổi thương mại (mậu dịch giữa hai bên đă lên tới 30 tỷ Đô la năm 2013), gia tăng trao đổi các phái đoàn thuộc đủ mọi lănh vực hoạt động công quyền, gia tăng số du học sinh vào Mỹ. Ngoài ra, Mỹ c̣n hai miếng mồi ngon lành đem ra nhử: gia nhập tổ chức Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) và bán vơ khí sát thương. Cái giá mà Hoa Kỳ đ̣i Việt Nam phải trả là tôn trọng nhân quyền. Thật ra, không phải Hoa Kỳ yêu nhân quyền tới thế đâu. Nhưng đó chỉ là đồng tiền mạ vàng để Mỹ khỏi mất mặt với thế giới và tránh gây bất măn cho dân Mỹ nếu chính quyền Mỹ đem "t́nh cho không biếu không". Ngoài ra, đ̣i nhân quyền bề ngoài nhưng bề trong là thay đổi chế độ để có thể hợp tác làm ăn một cách phân minh, không có tham nhũng, không có những quyết định bất thường, vô luật lệ của một chế độ độc tài. Từ đó mới có hy vọng Việt Nam sẽ xa hẳn Trung Quốc và không thể nghĩ tới việc nối lại "mối duyên cầm sắt" với Anh Ba. Đó là những tính toán chuyên môn về chính trị và kinh tế, không phải là thương dân Việt Nam mất nhân quyền.

Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ gia tăng thúc đẩy Việt Nam tiến gần về phiá Hoa Kỳ. Họ cho Việt Nam biết là Quốc Hội Mỹ sẽ phải cứu xét và quyết định chấp thuận hay không việc Việt Nam gia nhập TPP trong một thời hạn gấp rút, bắt đầu từ khóa họp tháng 9 đến cuối tháng 10. Qua tháng 11, Quốc Hội sẽ chỉ hoạt động cầm chừng v́ các nghị sĩ và dân biểu phải về đơn vị lo việc tái tranh cử trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống. Ư họ muốn nhắc Việt Nam là phải lấy thái độ dứt khoát mau lẹ, hoặc theo Trung Quốc, hoặc kết thân với Mỹ. Nếu muốn kết thân với Mỹ th́ phải có hành động cải thiện nhân quyền, cụ thể là thả các tù nhân chính trị, không bắt thêm người cách trái phép, tôn trong quyền tự do nghiệp đoàn của người lao động như tổng công đoàn Mỹ AFL-CIO đ̣i hỏi và làm áp lực với chính quyền Mỹ. Việt Nam không c̣n nhiều thời giờ. Phải quyết định gấp.

Các viên chức cao cấp Hoa Kỳ cũng tới tấp bay sang Việt Nam để viếng thăm thiện chí, khuyến khích và thúc đẩy Việt Nam mau lấy những quyết định cụ thể hầu có thể đáp ứng những đ̣i hỏi của Hoa Kỳ trong việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện.

Đầu tháng 8-2014, Nghị Sĩ Bob Corker thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Nghị Viện đi Hà Nội gặp từ Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hai nghị sĩ John McCain (đảng Cộng Ḥa, tiểu bang Arizona) và Sheldon Whitehouse (Dân Chủ, tiểu bang Rhode Island) viếng thăm Việt Nam từ 7 đến 10-8-2014, gặp tất cả các lănh đạo Hà Nội, kể cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Cuộc viếng thăm này mang nhiều ư nghiă. Trước tiên, hai nghị sĩ thuộc hai đảng khác nhau tại Thượng Nghị Viện đă cùng thực hiện chuyến viếng thăm để nói lên ngụ ư cả hai đảng đă cùng đồng thuận về một chính sách đối với Việt Nam. Thứ đến, NS McCain nguyên là một cựu phi công bị bắn hạ khi oanh tạc miền Bắc, đă bị cầm tù nhiều năm tại nhà tù Hỏa Ḷ Hà Nội (được tù binh Mỹ đặt tên là "Hanoi Hilton"), nhưng khi đắc cử nghị sĩ Thượng Nghị Viện, ông là người cổ vơ hăng hái nhất việc bỏ cấm vận và thiết lập bang giao với Hà Nội. McCain tượng trưng cho việc phá bỏ hận thù và thiết lập mối liên hệ thân hữu Việt-Mỹ. Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 8-8-2014, NS McCain đă đưa ra một lời tuyên bố long trọng với những đề nghị cụ thể:

- Hoa Kỳ sẵn sàng chấp thuận cho Việt Nam tham gia TTP và đang làm việc với Việt Nam để giúp Việt Nam đạt được những đ̣i hỏi của một nền kinh tế thị trường để có thể được Hoa Kỳ nh́n nhận.

- Hoa Kỳ sẵn sàng gia tăng sự hợp tác quân sự, giúp đỡ Việt Nam tăng cường an ninh bằng việc cải tiến sự hiểu biết về hải quân và xây dựng khả năng bảo vệ chủ quyền.

- Hoa Kỳ có thể giảm bớt lệnh cấm vận bán các loại vơ khí sát thương cho Việt Nam. Khởi đầu có thể là những vơ khí pḥng vệ, như tuần tra bờ biển, hệ thống an ninh hàng hải.

Để có thể thực hiện những điều này, NS McCain nói thẳng:

"Làm được bao nhiêu trong lănh vực này, cũng như các mục tiêu thương mại và an ninh khác, nó tùy thuộc nhiều vào hành động của Việt Nam về cải thiện nhân quyền...

"Các nhà lănh đạo Việt nam công nhận c̣n nhiều điều phải làm... Như Thủ Tưóng chính phủ đă đưa ra thông điệp trong năm mới, "Dân Chủ là xu hướng tất yếu trong qúa tŕnh phát triển của nhân loại. Chế độ Việt Nam phải tốt hơn về dân chủ, và đảng cần phải giương cao ngọn cờ dân chủ".

"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng trân trọng này thành những hành động mạnh mẽ, chẳng hạn như thả các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xă hội dân sự, và cuối cùng bằng cách làm cho luật pháp và chính sách được rơ ràng , quyền lực nhà nước phải được giới hạn và các quyền làm người phổ quát - như tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản và truy cập thông tin - phải được bảo vệ cho tất cả mọi công dân."

Không c̣n thông điệp nào có thể rơ ràng hơn.

Bốn ngày sau khi phái đoàn McCain-Whitehouse rời Việt Nam, ngày 14-8, một phái đoàn quân sự quan trọng do Đại Tướng Martin Dumpsey, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ, cầm đầu, lại sang Việt Nam thảo luận với các lănh đạo chính trị và quân sự về việc hợp tác quốc pḥng. Hôm 16 tháng 8, tại Sài G̣n, Đại Tướng Dumpsey cho biết trong tương lai gần,có thể có các cuộc thảo luận để làm thế nào Hoa Kỳ giải tỏa lệnh cấm vận bán vơ khí sát thương cho Việt Nam theo một nghị định vẫn c̣n hiệu lực v́ những quan ngại nhân quyền của chế độ Việt Nam hiện tại. Theo ông, "Lănh vực hải quân là lănh vực chúng tôi có chung những lợi ích với Việt Nam hiện nay và là nơi đề nghị nếu lệnh cấm bán vơ khí sát thương được gỡ bỏ th́ chúng ta nên bắt đầu từ đó."

Đúng là Quốc Hội và quân đội ca cùng một bài, hối thúc Việt Nam mau tỏ thiện chí và lấy thái độ dứt khoát. Trái banh đang ở chân cộng sản VN. Họ muốn đá trả thế nào, tùy họ.

HÀ NỘI TÍNH SAO ĐÂY?

Trước những đề nghị và hứa hẹn của Hoa kỳ, cộng sản Việt Nam rất muốn nắm láy cơ hội để bớt lệ thuộc Trung Quốc và bảo vệ những phần biển, đảo c̣n lại. Ngoài ra, việc gia nhập TPP và thị trường tiêu thụ Mỹ cũng là những hứa hẹn lớn lao cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Việt Nam. Chính v́ thế mà Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn đề cao sự hợp tác Việt-Mỹ và đă nhiều lần lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ lệnh cấm bán vơ khí sát thương cho Việt Nam. Ông cũng cam kết với NS Bob Corker là "Việt Nam sẽ trao đổi thẳng thắn về các vấn đề nhân quyền với Mỹ". Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng, những nhân vật được coi là thân Trung Quốc, khi tiếp kiến các nghị sĩ Mỹ, cũng công khai tuyên bố:

"Việt Nam kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại song phương, tạo điều kiện để Việt nam gia nhập Hiệp Định Tự Do Thương Mại Xuyên Thái B́nh Dương, và ủng hộ giải pháp ôn ḥa cho vấn đề Biển Đông" (Trương Tấn Sang khi tiếp NS Bob Corker).

"Đảng và nhà nước Việt Nam coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt nam; ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ ở các cấp độ và trên lănh vực phù hợp lợi ích của nhân dân hai nước" (Nguyễn Phú Trọng khi tiếp các NS McCain và Whitehouse).

Ngoài những lời tuyên bố như trên, đảng và nhà nước c̣n gửi Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm B́nh Minh và Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang thăm Hoa Kỳ để tỏ thiện chí, ngầm ư nói lên sự nhất trí của đảng và chính phủ trong việc gia tăng quan hệ với Mỹ.

Bề ngoài th́ mọi chuyện có vẻ thuận hảo như vậy, nhưng bề trong, cộng sản Việt Nam có nhiều lo âu, dè dặt:

- Sợ làm mất ḷng Trung Quốc nếu tiến lại qúa gần với Mỹ. Đừng quên rằng kinh tế Việt Nam bị Trung Quốc chi phối nặng nề. Mậu dịch giữa hai bên lên tới 40 tỷ Đô la năm 2013, 90% các gói thầu của nhà nước Việt Nam đều rơi vào tay các công ty Trung Quốc, Người Trung Quốc có mặt ở mọi nơi trên lănh thổ, một cách hợp pháp hay bất hợp pháp, từ mỏ bauxit, rừng đầu nguồn đến các công tŕnh, xí nghiệp, nhà máy, và cả lái buôn nông phẩm, hải sản, chưa kể những đảng viên cộng sản VN từ cao đến thấp không thể kiểm kê làm tay sai cho Trung Quốc hay được Trung Quốc cài đặt. Nếu Trung Quốc nổi giận, xử dụng tất cả những ưu thế kể trên để phá, liệu chế độ có thể tồn tại nổi không?

- Trước những hối thúc của Hoa Kỳ về việc tôn trọng nhân quyền, một điều kiện để được cứu về quân sự và kinh tế, cộng sản Việt Nam chỉ hứa và thực hiện nhỏ giọt một số trường hợp để lấy ḷng Mỹ, như cho Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ, thả một số nhà đấu tranh cho dân chủ Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Đăng Định, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung. Ngoài ra không có một biện pháp cụ thể và toàn diện nào khác. Thực tế, thay đổi bản chất độc tài, tàn ác là một việc rất khó khăn, cộng sản VN c̣n rất sợ những biện pháp cởi mở sẽ tạo cơ hội cho sự chống đối toàn diện của nhân dân, kéo sập chế độ. Trong khi đó sự hối thúc của Hoa Kỳ ngày càng cấp bách. Ngoài việc chính quyền Obama và một số thành phần Quốc Hội nóng ḷng nhưng vẫn tỏ thiện chí dễ dăi với Việt Nam, nhiều dân biểu và nghị sĩ khác có thái độ cứng rắn trong việc đ̣i hỏi Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. Cụ thể là ngày 29-7-2014, Dân Biểu Cộng Ḥa Frank Wolf khởi xướng một văn thư với chữ kư của 32 dân biểu khác gửi Tổng Thống Obama với lời lẽ quyết liệt là Quốc Hội Mỹ sẽ khó có thể cho Việt Nam vào TPP nếu Hà Nội không có những thay đổi đáng kể về mặt nhân quyền, cải tổ luật lệ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, và tỏ rơ những cam kết về pháp quyền. Nỗi khó sinh từ nỗi sợ. Những người đương quyền Việt Nam sẽ giải quyết sao đây?

- Cộng sản VN không hoàn toàn tin tưởng vào thiện chí và những lời hứa hẹn của Mỹ. Họ đă nh́n thấy những tấm gương Nam Việt Nam, Iraq, Afghanistan. Lúc đầu, Mỹ thề non hẹn biển để nhảy vào, khi giải quyết chưa xong đă nhảy ra, bỏ mặc đồng minh tự lo lấy. Sống chết mặc bay, lợi ích của thầy là trên hết!. Dĩ nhiên trên trường chính trị không có đồng minh vĩnh viễn, nhưng cũng cần phải biết đồng minh giai đoạn kéo dài được bao lâu và có thể dẫn đi tới đâu.

VIỄN TƯỢNG G̀ CHO TƯƠNG LAI VIỆT NAM?

Nói một cách giản dị, nếu cộng sản VN không nắm lấy bàn tay Hoa Kỳ đưa ra, vẫn sợ hăi và phụ thuộc Trung Quốc, vẫn coi quyền lợi của đảng trọng hơn quyền lợi tổ quốc, th́ t́nh trạng Việt Nam sẽ hết thuốc chữa. Dân sẽ tiếp tục sống dưới chế độ độc tài, bất công, đàn áp, đất nước càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc và Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành một phiên bang bất cứ lúc nào cũng được. Nếu Việt Nam muốn t́m đồng minh và sự trợ giúp cả về quân sự lẫn kinh tế nơi Hoa Kỳ, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền, chấp nhận những quyền tự do căn bản của công dân, tôn trọng luật lệ và luật chơi với cả người trong lẫn người ngoài. Hệ qủa là chính thể có thể thay đổi, nhưng những người lănh đạo vẫn c̣n có thể giữ ghế ngồi trong một thời gian trước khi hạ cánh an toàn. Điều quan trọng nhất là dân sẽ hài ḷng, không gây bạo loạn, dễ dàng đoàn kết và tiếp tay với chính quyền để cùng chống ngoại xâm. Những chuyện ǵ khác đối với Trung Quốc cũng như với Hoa Kỳ sẽ được giải quyết sau, tùy thời tùy thế, tùy cơ ứng biến.

Nhưng chuyện đời thường không diễn ra một cách tách bạch và giản dị như thế. Cộng sản VN luôn áp dụng chính sách lừng chừng để "wait and see". Không lấy quyết định rơ ràng để khỏi nhận ngay những hậu qủa của quyết định đó. Lối đi dây có lợi là kéo dài hiện trạng, không làm mất ḷng Anh Hai, Anh Ba nào, chỉ cần biết vuốt ve và nỉ non với cả hai anh. Tạm thời th́ có lợi, nhưng khi một trong hai anh hết kiên nhẫn, t́nh tay ba sẽ đổ vỡ và sẽ mất cả ch́ lẫn chài.

Thái độ lừng chừng không dứt khoát cũng phản ảnh sự chia rẽ, bất đồng trong hàng ngũ lănh đạo cao cấp của đảng cộng sản VN. Những người quan sát t́nh h́nh thường cho rằng phe Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cởi mở, sẵn sàng đi với Mỹ. Phe Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang ngả theo Trung Quốc. V́ vậy Bộ Chính Trị khó lấy quyết định chung một cách nhanh chóng. Thực tế là có t́nh trạng hai phe chống đối nhau, nhưng v́ tranh dành quyền hành và quyền lợi, không phải v́ tổ quốc tổ c̣ ǵ hết. Phe nào thắng thế cũng muốn giữ đảng độc tôn để tiếp tục bóp cổ dân. Nếu v́ nhu cầu khẩn thiết, họ phải đồng thuận về một chính sách mới nào đó, t́nh h́nh có thể biến chuyển. Trong trường hợp đó, dân Việt Nam phải nắm ngay lấy cơ hội để đ̣i bằng được những quyền căn bản của ḿnh, trước khi những người cai trị tham lam và trí trá thiết lập lại trật tự cũ của họ.

Có người nói kịch bản Miến Điện có thể áp dụng cho Việt Nam. Nếu được như thế cũng tốt. Nhưng đừng quên hoàn cảnh Việt Nam và Miến Điện rất khác nhau. Tập đoàn quân phiệt Miến Điện không có một chủ thuyết và lịch sử lâu dài như đảng cộng sản VN, Miến Điện không lệ thuộc qúa nhiều vào Trung Quốc như Việt Nam, Miến Điện không tạo ra mối thù dai dẳng với Mỹ như Việt Nam (đến giờ vẫn chưa hết), nhất là nhân dân Miến Điện luôn luôn tranh đấu và sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để lật đổ độc tài, khôi phục quyền con người. Điều quan trọng nhất là tập đoàn quân phiệt Miến Điện biết đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên quyền lợi của tập đoàn cầm quyền. Đảng cộng sản và dân Việt Nam đă học được bài nào của Miến Điện chưa?

Chuyện ǵ xảy đến sẽ đến. Điều cần là dân Việt Nam, cả trong lăn ngoài nước, đừng đóng vai khán giả bàng quan, đừng có thái độ há miệng chờ sung rụng, đừng vô t́nh mắc bẫy:

- Lơ là chuyện đoàn kết đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản. Trái lại, phải gia tăng tranh đấu. Nếu chưa lật được ngay cũng tạo áp lực cho cộng sản phải thay đổi và tạo cơ hội cho việc sụp đổ sớm diễn ra.

- Đừng qúa tin tưởng vào giải pháp Hoa Kỳ. Tuy hai bên đang mặc cả ráo riết, nhưng v́ nhu cầu cần có một thỏa hiệp chung, mỗi bên đều có thể phải hạ bớt những điều kiện đ̣i hỏi để đạt được một thỏa thuận coi được, không mất mặt bên nào và không hại cho ai. Thí dụ Hà Nội có thể thỏa thuận trên giấy tờ một số nhượng bộ về nhân quyền và thả thêm một số tù chính trị để tỏ thiện chí, Hoa Kỳ sẽ chấp thuận cho Việt Nam gia nhập TPP, bỏ bớt cấm vận vơ khí sát thương và bầy tỏ lập trường công khai ủng hộ Việt Nam cương quyết hơn về vấn đề Biển Đông. Như thế bên nào cũng có thể tuyên bố thắng lợi. Nhưng chuyện đâu lại hoàn đấy. Cộng sản kư nhưng sẽ không thi hành. Hoa Kỳ lại phải tối ngày đ̣i hỏi Việt Nam tôn trọng nhân quyền.

Chuyện của Việt Nam chỉ có dân Việt Nam mới có thể giải quyết một lần cho xong. ◙