Thư Ṭa Soạn - 154

HOA KỲ VÀ VIỆT NAM MUỐN ĐI CHUNG ĐƯỜNG

Trong hai tuần lễ đầu tháng 8 vừa qua, các nhân vật Hoa Kỳ tới tấp đến Việt Nam như thoi đưa. Đầu tháng là Nghị sĩ Bob Corker thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Nghị Viện. Kế đến là Nghị sĩ John McCain (Cộng Ḥa, tiểu bang Arizona) và Nghị sĩ Sheldon Whitehouse (Dân Chù, tiểu bang Rhode Island). Ngày 14-8, đến lượt Đại tướng Martin Dumpsey, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ. Các nhân vật này đến Việt Nam hội đàm với đủ các lănh đạo cao cấp: Chủ tịch nước, Tổng Bí Thư đảng, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng Quốc pḥng... Đề tài thảo luận của họ không có ǵ bí mật: vận động Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), và vận động Quốc Hội Mỹ hủy bỏ hay giải tỏa bớt lệnh cấm bán vơ khí sát thương cho Việt Nam. V́ những vấn đề trên đều phải được Quốc Hội Mỹ chuẩn nhận nên người ta không lấy làm lạ khi thấy có 3 nghị sĩ đến Việt Nam, trong đó có Nghị sĩ John McCain là một lăo làng của Thượng Nghị Viện và cũng là một lănh tụ của đảng Cộng Ḥa, người đă được đảng đưa ra tranh cử tổng thống với ứng cử viên Dân Chủ Obama.

Mục tiêu thảo luận th́ như thế, nhưng bên trong là những mặc cả ráo riết. Hoa Kỳ đưa điều kiện đ̣i Hà Nội phải căi thiện nhân quyền bằng những biện pháp cụ thể, như lời tuyên bố công khai của Nghị sĩ McCain: "Trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xă hội dân sự, luật pháp và chính sách phải được minh bạch, quyền lực nhà nước phải được giới hạn, và các quyền làm người phổ quát - như tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản và truy cập thông tin - phải được bảo vệ cho mọi công dân". Nếu Việt Nam chấp nhận điều kiện này th́ chế độ chính trị Việt Nam sẽ thay đổi hẳn, quyền lực của đảng cộng sản sẽ giảm xuống gần tới số không, dân Việt Nam sẽ có cơ hội thay đổi số phận. Mỹ đặt điều kiện rất nghiêm túc v́ không thể cưu mang Việt Nam bằng cách cho không biếu không. Chính quyền Mỹ phải giữ thể diện với thế giới và phải t́m sự ủng hộ của dân chúng Mỹ, chưa kể những tính toán dài hạn để tách Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và làm chùn chân Trung Quốc trong tham vọng bá chủ Biển Đông.

Về phiá cộng sản Việt Nam, họ rất cần Mỹ trong lúc này. Họ cần chỗ dựa cả về kinh tế, quân sự lẫn lập trường trong việc tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Với Hiệp Ước TPP, họ sẽ được an tâm về kinh tế. Với việc được mua vơ khí tối tân của Mỹ, họ sẽ yên tâm về mặt quốc pḥng và thêm tự tin v́ sẽ không bị cô đơn nếu có biến cố lớn xảy ra trên Biển Đông. Tuy nhiên họ có nhiều lo ngại. Thứ nhất, nếu họ quẹo sang đường đi với Mỹ qúa nhanh và qúa lộ liễu, Trung Quốc có thể trả thù, như gia tăng vi phạm chủ quyền, lũng đoạn kinh tế. Đừng quên rằng kinh tế Việt Nam hiện tùy thuộc qúa nặng vào Trung Quốc và người Hoa hiện có mặt đầy dẫy trên lănh thổ Việt Nam. Mối lo sợ thứ hai là sự sống c̣n của đảng, tức của chính họ. Chấp nhận những điều như Nghi sĩ McCain nêu ra là đi vào con đường khai tử đảng, tuy vẫn c̣n hy vọng níu kéo quyền hành để chuẩn bị cho một cuộc ra đi an toàn, không nguy hiểm và nhục nhă như trường hợp nhân dân vùng dậy đánh đuổi. Mối lo ngại khác là sự chung thủy của Hoa Kỳ. Họ đă nh́n thấy rơ cách Hoa Kỳ đối xử với các đồng minh, đặc biệt là đồng minh Nam Việt Nam. V́ vậy họ phải kéo dài thời gian trả lời. Các lănh đạo luôn miệng tuyên bố sẵn sàng cộng tác với Hoa Kỳ về mọi mặt nhưng không bao giờ nói tới những điều kiện do Hoa Kỳ đưa ra.

Hoa Kỳ không thể chờ đợi măi. Họ phải hối thúc Việt Nam mau lấy quyết định, nhất là khi quốc Hội Mỹ sẽ đưa vấn đề cho Việt Nam gia nhập TPP hay không ra thảo luận và biểu quyết vào tháng 9 hay tháng 10 này.

Xem ra cả hai bên đều muốn đi chung một đường nhưng c̣n nhiều trở ngại. Không biết họ có thể vượt qua những trở ngại đó không? Chắc chắn sẽ có những nỗ lực của cả hai bên nhằm giảm bớt những đ̣i hỏi của ḿnh để t́m điểm dung ḥa. Hy vọng Hoa Kỳ có dư khôn ngoan và kinh nghiệm để không bị lừa trong ván cờ chính trị này, nhất là không chấp nhận cho cộng sản hứa xuông nhưng không thi hành.

Chúng ta hy vọng nhưng không qúa lạc quan. Dù chuyện ǵ xảy ra, nhân dân Việt Nam vẫn phải đóng vai tṛ chính, không thể làm khán giả đứng nh́n.

DU HÀNH MỤC VỤ CỦA ĐGH PHANXICÔ TẠI ĐẠI HÀN

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đă thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Đại Hàn từ ngày 14 đến 18-8-2014. Ngài đă gặp gỡ một dân tộc t́m đến Chúa sau dân Việt Nam hai thế kỷ, đă cảm nhận sức sống mănh liệt của một giáo hội năng động với số giáo dân chiếm trên 11 phần trăm dân số, với 35 giám mục, hàng ngàn linh mục và hàng chục ngàn tu sĩ nam nữ, một giáo hội biết hy sinh, không phô trương, nhưng không thiếu phép lạ và các Chân Phước Tử Đạo.

Về phần ngài, với thái độ giản dị, khiêm nhường, với những lời nói chân thành dễ đi vào ḷng người, ngài đă được dân chúng Đại Hàn nói chung yêu mến, đă được đám đông bất tận đón tiếp và hoan hô trong Đại Hội Giới Trẻ Á châu. Ngài đă gặp gỡ các đại diện chính quyền, các đại diện các tôn giáo, hàng giáo sĩ và tu sĩ Đại Hàn, các giám mục Á Châu, chưa kể hàng trăm ngàn người trẻ trong Đại Hội. Ở đâu ngài cũng chứng tỏ một năng lực phi thường, một ḷng tin sâu xa và t́nh thương yêu không giới hạn.

Chủ đề những bài giảng của ngài luôn luôn là ḥa b́nh, ḥa giải, thương yêu, tha thứ. Chủ đề này rất thích hợp cho hoàn cảnh của bán đảo Triều Tiên đă bị chia đôi từ gần 70 năm nay với hận thù hừng hực từ phiá Bắc. Trong bài giảng trong thánh lễ vào ngày cuối cùng của cuộc viếng thăm, Đức Giáo Hoàng đă nói:

"Cuộc viếng thăm của tôi đạt đến cao điểm trong việc cử hành thánh lễ này, trong đó chúng ta cầu xin Chúa ơn ḥa b́nh và ḥa giải. Kinh nghiệm này có âm hưởng đặc biệt trong bán đảo Triều Tiên. Thánh lễ hôm nay chủ yếu là cầu nguyện cho sự ḥa giải trong gia đ́nh Triều Tiên."

Trên máy bay trở về Roma, khi qua không phận Trung Hoa, Đức Giáo Hoàng đă gửi một điện văn cho Chủ tịch Tập Cẩm B́nh:

"Trên đường trở về Roma sau chuyến viếng thăm của tôi tại Hàn Quốc, tôi muốn lập lại với ông Chủ tịch và đồng bào của ông những lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi, đồng thời tôi khẩn cầu phúc lành của Thiên Chúa xuống trên đất nước của ông."

Cũng giống như chuyến hành hương Đất Thánh và thăm các quốc gia trong vùng mấy tháng trước, chuyến tông du của ngài lần này cũng là tông du ḥa b́nh, đặc biệt nhắm vào những nơi đang có tranh chấp. Qua đó, chúng ta đă thấy khuynh hướng đặc biệt của triều đại Giáo Hoàng Phanxico là "Kiến tạo Ḥa B́nh", một trong tám mối phúc thật Chúa Giêsu đă truyền dạy. ◙