Lượm Lặt Đó Đây - Trần Phong Vũ

Những nét Buồn nhưng Tuyệt Đẹp
trong cảnh hoàng hôn đời Mục Tử

Cô Ngọc Oanh, ái nữ bác Trần Văn Pháp, -người bạn vong niên mà tôi hằng quư mến thuở sinh thời-, vừa gửi cho tôi bài viết mang tựa đề "Xe Lăn và Hy Lễ Ban Chiều" của tác giả Nguyễn Thảo Nam do cô lượm được trên bản tin Đồng Hành.

Nội dung bài viết để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Xin trích lại vài đoạn để chia sẻ với độc giả DĐGD.

"Nắng chiều gần tắt, nhưng vẫn c̣n đủ dọi sáng trong căn nhà nguyện của các linh mục hưu dưỡng tại thành phố Saint Louis chiều nay. Từng giọt nắng xuyên qua song cửa, đọng lại trên từng đôi vai gầy g̣ của những cuộc đời cũng đă xế chiều. Một thời, họ đă từng là giáo sư, là mục tử, là nhà truyền giáo với những bước chân trần không mỏi mệt. Hôm nay, họ như những giọt nắng chiều bắt đầu xuôi bóng. Vậy mà trong cái tàn lụi của cuộc đời ấy, họ đă để lại trong tôi một cảm xúc nội tâm sâu xa.

Xúc động v́ thấy trên 30 chiếc xe lăn, 30 cuộc đời bệnh tật yếu ớt ấy dâng thánh lễ đồng tế tạ ơn. Họ dâng lễ tạ ơn trong nắng chiều nhạt nḥa. Từng chiếc áo lễ đă bạc màu như chính cuộc đời của các Ngài. Những mái tóc trắng bạc nhuốm màu gió sương. Từng cánh tay run rẩy vẫn khát khao dâng lễ hiến tế. Chẳng vị nào có thể cất lên nổi một lời kinh cho trọn vẹn v́ hụt hơi, sức cạn. Riêng vị chủ tế, sức khỏe khá hơn một tí, cất lên lời kinh tiền tụng như lời tạ ơn thay cho những những anh em tật nguyền.

Họ dâng lễ tạ ơn khi đời không c̣n ǵ để dâng. Họ dâng lễ tạ ơn khi đôi tay không c̣n sức để nâng nổi một chén Thánh. Mấp máy đôi môi trong mỏi mệt yếu đuối. Buông rũ đôi tay trên vành xe lăn định mệnh. Một Thánh Lễ Ban Chiều!

Nghi lễ truyền phép làm tôi xúc động nhiều. Từng hàng tay run rẩy từ dăy xe lăn cũng muốn nâng lên để hiệp thông. Niềm hiệp thông trong nỗi đau tật nguyền. Trong già nua ṃn mỏi. Vậy mà trên từng nét mặt già nua bệnh tật yếu ớt, trong từng ánh mắt nhạt nḥa ấy vẫn phản chiếu một tâm t́nh tri ân sâu thẳm.

(…).

Mới cách đây mấy hôm, tôi đi tham dự thánh lễ mở tay của một linh mục trẻ. Niềm hân hoan dạt dào. Ca đoàn rộn vang tiếng hát. Rước. Quay phim. Chụp ảnh. Tấp nập bước chân. Người linh mục trẻ giang rộng đôi tay trên bàn Thánh trong nét mặt hân hoan. Chấp tay khấn nguyện và dâng lời tạ ơn thay cho muôn dân. Hàng ngàn con tim tham dự cùng một nhịp rung, như ôm chầm người linh mục trẻ trong ḷng yêu thương của Giáo Hội. Lễ tan, người người vây quanh. Chúc mừng. Hân hoan. Có cả nước mắt hạnh phúc nữa. Màu áo phục sinh tung bay trong nắng b́nh minh. Mây xanh trong vắt trên cao cũng như muốn cuốn hút người linh mục về phía cuối Trời. Nhiều người trẻ hiện diện nơi đó cũng thầm ước mong ngày nào có được phút giây ấy. Phút giây của thần thoại. Phút giây của thiên đường.

Rồi hôm nay, tôi đến tham dự thánh lễ ban chiều của những linh mục xế chiều trên xe lăn. Không rước sách. Không tiếng hát. Không đưa rước. Không người thân. Không c̣n lời chúc mừng.

(…)

Tôi th́ thầm với Chúa: "Chúa ơi, đời linh mục cuối cùng như vậy hay sao? Con cứ tưởng nó măi rực rỡ như ngày lễ mở tay mấy hôm trước chứ."

Không có tiếng trả lời. Chỉ có sự lặng im của thập giá phía cuối bàn thờ. Thấp thoáng một bóng h́nh treo lơ lửng trong chiều tím.

(…)

Tôi thường so đo khi dâng lời cảm tạ. C̣n các Ngài lại dâng lời cảm tạ không chút so đo. Họ là những tia nắng chiều nhưng vẫn c̣n dọi sáng để soi dẫn ḷng tri ân. Như muốn nói rằng, đời là một chuỗi ngày tri ân liên lỉ.

(…)

Nắm đôi tay yếu ớt của một linh mục tê liệt trên chiếc xe lăn tôi hỏi: "Cha có mệt lắm không?" "Mệt. Nhưng tạ ơn Chúa v́ đă gần xong đời lữ hành rồi".

Chao ôi! vẫn mênh mông một màu hy vọng. Không than thở. Không trách móc, v́ thấy lấp ló tia sáng của màu nắng vĩnh cửu. Hạt lúa ḿ của kiếp đời đang mục nát để trổ sinh mùa lúa trường sinh.

(…)

Có những bước chân đẹp sẵn sàng lên đường, th́ cũng có những h́nh ảnh đẹp âm thầm hiến tế mỗi chiều. Họ là mẫu gương cho ḷng tri ân của con hôm nay. Xin cho mỗi chiều khi nắng tắt, th́ lời tạ ơn của con cũng được dâng cao để tan dần theo nắng. Xin cho Thánh lễ tạ ơn ban chiều con đến dự hôm nao, cũng sẽ là từng chiều tạ ơn của đời con hôm nay."

Nguyễn Thảo Nam

Nguồn : Báo Đồng Hành.org

Xin "đừng bị cám dỗ
bởi thế giới tục hóa"

Trong chuyến viếng thăm mục vụ Đại Hàn vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đă có bài giảng dành riêng cho các Mục Tử thuộc Hội Đồng Giám Mục quốc gia này.

Đức Thánh Cha nói: "Là Mục Tử, anh em có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ dàn chiên của Thiên Chúa. Anh em là những người bảo quản những kỳ công mà Thiên Chúa đă thực hiên trong Dân của Ngài".

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hai khía cạnh trung tâm của người Mục Tử, đó là "bảo tồn Niềm Hy Vọng", "lưu giữ Những Kư Ức". Nhưng để chu toàn trách vụ này không dễ dàng v́ cũng như con người ngày nay, Giáo Hội đang phải đối diện với "một xă hội giàu có, thịnh vượng, nhưng càng ngày càng bị tục hóa và duy vật chất".

Đức Phanxicô tâm t́nh với các Giám Mục Đại Hàn:

"Trong bối cảnh ấy, các Thừa Tác Viên Mục Vụ không những dễ bị cám dỗ muốn sử dụng một kiểu mẫu quản trọ hữu hiệu, những chương tŕnh và tổ chức theo kiểu thế giới kinh doanh, mà c̣n là lối sống và năo trạng bị chi phối dựa trên tiêu chuẩn trần tục về sự thành công và thậm chí cả về quyền lực thay v́ các tiêu chuẩn theo đề nghị của Chúa Giêsu trong Tin Mừng".

Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục: "Khước từ cám dỗ trước những mô h́nh Mục Vụ này. Tinh thần Mục Vụ thế tục sẽ dập tắt Thánh Thần thay vào đó là thái độ tự măn lên ngôi và như vậy sẽ đánh mất đi ḷng nhiệt thành Tông Đồ".

Ngài khuyến khích các Giám Mục nỗ lực "xây dựng nơi các tín hữu Nam Hàn sự hiệp nhất, thánh thiện và lửa nhiệt t́nh" đồng thời nhắc nhở các Giám Mục nhớ rằng:"Kư ức và niềm hy vọng là nguồn cảm hứng hướng dẫn chúng ta tiến tới tương lai. Là người lưu giữ những kư ức buộc chúng ta không chỉ ghi nhớ và lưu giữ những ân sủng trong quá khứ, mà c̣n rút ra từ đó những nguồn lực tinh thần để đối diện với những thách đố về niềm hy vọng, lời hứa trong sự xác quyết".

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Là người bảo tồn niềm hy vọng, được khởi hứng từ các vị tử đạo của Thiên Chúa có nhiệm vụ chia sẻ về niềm hy vọng trong ân sủng và ḷng thương xót và cụ thể hóa bằng việc giúp đỡ những người nghèo, người di cư, những người bị bỏ rơi hơn cả".

Trước khi cầu nguyện với Đức Maria và ban phép lành Ṭa Thánh, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: Trước hết và trên hết, khuôn mặt của Giáo Hội là khuôn mặt của t́nh yêu. Các bạn trẻ sẽ được lôi kéo đến với Thánh Tâm Chúa Giêsu, nơi bùng cháy lửa thần linh yêu thương trong sự hiệp thông với thân thể màu nhiệm của Ngài".


Sức sống của Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn

Sức sinh động của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn khiến cho nhiều người muốn t́m hiểu và gia nhập đạo.

Đức Tổng Giám Mục Mario Toso, Tổng thư kư Hội Đồng Ṭa Thánh về Công Lư và Ḥa B́nh, đă cho biết như trên sau chuyến viếng thăm Nam Hàn trong các ngày 16 đến 21 tháng 6 vừa qua. Đức Cha Toso đến Nam Hàn để thuyết tŕnh về Tông huấn "Niềm vui Phúc Âm" của Đức Thanh Cha Phanxicô trong ba tổng giáo phận Kwangju, Daegu và Seoul. Đức Cha cho biết ngài rất bị đánh động bởi gương của các linh mục Nam Hàn bệnh vực những người yếu đuối nhất, và chia sẻ các khổ đau của họ trong các bối cảnh xă hội khác nhau. Đây là bằng chứng cho thấy các Linh Mục Nam Hàn đang thực thi lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các linh mục phải "đi ra các vùng ngoại biên và có mùi của chiên". 

Đức Cha Toso cho biết ngài thấy Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn là gậy chống đỡ cho người nghèo và người thất nghiệp.

Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn chiếm 12% tổng số dân. Tuy là một thiểu số nhưng Giáo Hội là một cộng đoàn mạnh mẽ có tới 30 dân biểu trong Quốc Hội. Báo chí đời cho Giáo Hội Nam Hàn là bảo thủ và đi với người giầu. Nhưng Đức Cha thấy Giáo Hội rất dấn thân trong việc loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng trong nền văn hóa thống trị bởi chủ thuyết duy vật và chủ nghĩa tiêu thụ trong đó tôn thờ tiền bạc và quyền bính và coi những người yếu đuối là vô dụng.

 Trong nhiều thập niên qua Giáo Hội liên đới với dân nghèo trong các thời điểm xă hội khó khăn. Đức Cha Toso cũng có dịp dâng thánh lễ cho những người thất nghiệp và cũng có nhiều người vô thần tham dự. Ngài có cảm tưởng dân chúng t́m kiếm Giáo Hội v́ Giáo Hội gần gũi người dân. Và đó là lư do giải thích tai sao trong các năm qua có nhiều người xin gia nhập đạo Công Giáo. Chuyến viếng thăm của Đức Cha Thư kư Hội Đồng Toà Thánh Công Lư và Ḥa B́nh cũng là một kiểu chuẩn bị cho chuyến công du Nam Hàn của Đức Thánh Cha trong các ngày 13 tới 18 tháng 8 tới đây.

Năm 1949 Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn chỉ chiếm 0,6% tổng số dân, nhưng năm 2010 đă tăng lên 10,9%. Và các Giám Mục Nam Hàn nhắm tới 20% trong năm 2020.◙