Đại Học Công Giáo? Một ước mong sắp được đáp ứng?

Lê Thiên

(18/8/2014)

Như chúng tôi đă đưa tin trong bài viết ngày 18/7/2014 nhan đề Giáo Hội Công Giáo Việt NamTừ chấp nhận trả giá tới những bước ngoặt lịch sử, theo báo Vatican Insider, trong tương lai gần sẽ có một Đại học Công Giáo tại Việt Nam (DĐGD số 153, Tháng 8/2014).

Bản tin của Vatican Insider lạc quan cho rằng "Việc thành lập đại học mới đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại đất nước cộng sản này, và là một bước tiến tới quyền tự do giáo dục trọn vẹn."

Vatican Insider ghi nhận: "Đại học Công giáo đầu tiên của Việt Nam không c̣n là một ảo tưởng nữa. Nó sắp trở thành một thực tại. Theo Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Sài G̣n, cơ cấu có thể sẵn sàng trong ṿng một năm tới. Nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, dấu của một sự trở lại quyền tự do giáo dục, mà chính quyền cộng sản đă từ chối trong 60 năm qua."

Theo nguồn tin trên, xác định rằng"Giáo Hội Công Giáo có thể mang lại triết lư và kinh nghiệm giáo dục của ḿnh để giáo dục người ta trở nên những con người có trách nhiệm, v́ lợi ích của toàn thể xă hội," Đức Cha Đọc quả quyết: "Chúng tôi tin chắc. Nó sẽ đánh dấu một bước tiến triển quan trọng v́ ích chung của đất nước, một dấu hy vọng to lớn cho một tương lai tươi sáng hơn đối với Việt Nam".

Cũng theo Đức Cha Bùi Văn Đọc, "giáo dục là ch́a khóa và đối với Giáo Hội, sự tự do giáo dục là một phương tiện quan trọng thực hiện sứ mạng loan báo Tin Mừng cho xă hội hôm nay," th́ "tại sao Giáo Hội Công Giáo Việt Nam lại bị tước đi quyền này [quyền mở trường và điều hành Trường Đại Học CG]? Đặc biệt dựa vào những khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục quốc gia, vốn hiển nhiên từ những con số về nền giáo dục Việt Nam?"

Vatican Insider cho biết, các Giám mục Việt Nam sẽ thảo luận những bước cụ thể để thiết lập học viện mới này, vào cuộc họp sắp tới, sẽ diễn ra vào ngày 27-30/10/2014, tại Nha Trang.

Một ư tưởng đă từng cưu mang

Được biết, ư tưởng mở một đại học Công giáo đă h́nh thành cách đây hơn 3 năm. Trong Thư mục vụ năm 2010, có tựa đề "Cùng nhau bồi đắp nền văn minh t́nh thương và sự sống", Giáo Hội Việt Nam đă tuyên bố rằng Giáo Hội sẵn sàng đóng góp vào việc phát triển đất nước trong lănh vực giáo dục, một lănh vực quan trọng để uốn nắn giới trẻ và lương tâm của họ. Bức thư đă chính thức yêu cầu chính quyền "mở rộng cánh cửa cho các tôn giáo và những người thành tâm thiện chí tham gia vào việc giáo dục học đường."

Có phải "đă đến lúc phải giải thoát chương tŕnh giáo dục hiện nay khỏi "ṿng kim cô" của ư thức hệ giáo điều để đưa ra một triết lư giáo dục mới" như ĐC Nguyễn Thái Hợp kỳ vọng hay không? Ngài quả quyết,"chỉ khi chúng ta chủ trương đào tạo những con người đạo đức, sáng tạo, tự do và có chuyên môn th́ chúng ta mới hy vọng bảo vệ được độc lập, đưa đất nước đồng hành với nhân loại tiến bộ, văn minh, dân chủ"?

Nếu nhà nước csvn chấp nhận chủ trương trên đây - đào tạo những con người đạo đức, sáng tạo, tự docó chuyên môn, để cho độc lập quốc gia được bảo vệ, để cho đất nước đồng hành với nhân loại tiến bộ, văn minh, dân chủ, th́ rơ ràng nền hy vọng thật sự đang vươn lên trong ḷng người dân cả nước chứ không riêng ǵ người dân công giáo.

Tuy nhiên, như đă bày tỏ trong bài viết ngày 18/7/2014, chúng tôi vẫn dè dặt trước thông tin trên. Bởi lẽ, bên cạnh niềm lạc quan, không ít người Việt Nam vốn kinh nghiệm về Cộng sản, không khỏi ít nhiều hoài nghi về cung cách xử sự của người csvn "lời nói không đi đôi với việc làm".

Mặt khác, từ khi bài báo của Vatican Insider được chuyển ngữ sang tiếng Việt, đăng tải rộng răi trên các truyền thông điện tử với một số b́nh luận, chúng tôi chưa được nghe tiếng nói chính thức từ giới hữu trách của chính Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Cho nên sự thận trọng của chúng tôi là có căn cứ, chứ không hề là một thái độ hời hợt, hồ đồ của "những phần tử chống đối cực đoan".

Giáo dục tại Miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975

Thông tin ‘Đại Học Công Giáo tại Việt Nam’ do Vatican Insider đưa ra giúp chúng tôi hồi tưởng lại nền giáo dục Công Giáo tại Miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975, nghĩa là cách đây gần 40 năm, không phải chỉ ở cấp Đại học, mà c̣n ở cả các cấp trung-tiểu học.

Ngày 29/3/1961, nhân lễ tốt nghiệp Khóa I Sinh Viên Sư Phạm Đại Học Công Giáo Đà Lạt, Đức Cha Ngô Đ́nh Thục bấy giờ đang là Chưởng Ấn Viện Đại Học Công Giáo Đà Lạt đă phát biểu: "Ở bất cứ đâu, Giáo Hội Công Giáo đă từng góp phần giáo dục thanh thiếu niên. Trên khắp lănh thổ Việt Nam [VNCH] thân yêu của chúng ta, từ Bắc chí Nam, từ làng quê đến thành thị, các trường trung tiểu học được Công giáo bảo trợ đang hoạt động hăng hái. Rất nhiều cựu học sinh của những trường này đang phục vụ dân tộc chúng ta trong nhiều lănh vực hoạt động khác nhau. Nhưng Đất Nước vào giai đoạn phát triển mới cần có những nhân sự được huấn luyện đầy đủ đế có thể đáp ứng với những đ̣i hỏi mới.

Nhằm tiếp tục truyền thống giáo dục của Giáo Hội Công giáo góp phần vào nhiệm vụ quan trọng là đào tạo giới ưu tú cho Đất Nước, toàn thể các Giám Mục Việt Nam đă quyết định thành lập Viện Đại Học Đà Lạt, mặc dù có nhiều khó khăn về tài chánh và nhân sự. Các Giám Mục tin tưởng rằng các sinh viên của chúng ta - nhờ các giáo sư giảng dậy tận tâm, có giáo thuyết trong sáng bảo đảm, sẽ đạt tới những kết quả thỏa đáng…"

Thật vậy, tại tất cả các giáo xứ trên toàn Miền Nam Việt Nam, các em thiếu nhi được đào luyện chu đáo và tận tâm về cả ba mặt thể dục, đức dục và trí dục bởi các D́ Phước, các Thầy Ḍng (Sư Huynh) một cách tận t́nh chu đáo và chuyên nghiệp từ mẫu giáo, sơ đẳng tới tiểu học.

Ở bậc Trung học, khắp Miền Nam Việt Nam, với dân số thời đó, hầu như không một tỉnh nào không có trường Trung Học Công Giáo, ở đó học sinh thi đậu 90%-100%. Các học sinh tốt nghiệp từ các Trường Trung Học Công Giáo hoặc sẽ trở thành những sinh viên tương lai ưu tú tại các Trường Cao Đẳng và Đại Học, hoặc sẽ là những người thành công trên đường đời trong nhiều lănh vực khác nhau của xă hội, do hoàn cảnh chiến tranh không cho phép học lên cao.

Trường Trung học Công Giáo nổi danh trước năm 1975 nhiều lắm, chỉ nêu ra đây vài trường đến nay hăy c̣n ghi đậm dấu ấn một thời, như Trường Tabert, Trường Regina Pacis tại Sài G̣n; trường Notre Dame, trường Bosco ở Thủ Đức; Đà Lạt có Couvent des Oiseaux và Trí Đức; Huế có Pellerin, Thiên Hựu (Providence), Jeanne d’Arc; Qui Nhơn có Gallerin và Trinh Vương; Nha Trang có trường La San (trên đồi La Salle), Trường Bá Ninh…. Các nhân tài đất nước xuất thân phần lớn từ những ngôi trường này bên cạnh những trường Công lập cũng nổi danh như Petrus Kư, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương, Lê Quư Đôn, Đoàn Thị Điểm, Quốc Học Huế….

Nói chung, tại các trường Trung Học công lập lẫn tư thục ở Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ (trước 1975), đặc biệt các Trường Công Giáo, khó thấy có những chuyện "thượng bất chính, hạ tắc loạn" giữa thầy và tṛ như ta thấy ngày nay hầu như hằng ngày tại những nơi gọi là môi trường giáo dục và đào tạo xă hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, phần lớn các sĩ tử ra trường từ các trường trên đă làm cho trường ḿnh vốn đă danh tiếng càng danh tiếng hơn v́ họ đă đạt cả hai tiêu chuẩn làm người, người trí thức Việt Nam: thành thân thành nhân. Họ hoàn thành mục tiêu "Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau" chứ không là người của đảng phái, phục vụ cho quyền lợi đảng, gây hại cho Tổ Quốc và Dân Tộc.

Đại Học Công Giáo Đà Lạt trước năm 1975

Riêng Viện Đại Học Công Giáo Đà Lạt, với phương châm "Thụ nhân – trồng người", đă huy động được một đội ngũ giáo sư ưu tú về cả đức lẫn tài, dốc toàn tâm, toàn lực đào tạo sinh viên ḿnh thành những con người hữu dụng cho xă hội và đất nước.

Ba mục tiêu của việc thành lập Viện Đại Học Công Giáo đă được vị Giám mục Chưởng ấn Viện Đại Học Đà Lạt (ĐC Ngô Đ́nh Thục) nhắc lại trong bản tường tŕnh gửi lên Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, sau bốn năm xây dựng và hoạt động, như sau:

(1). Nhằm cung ứng cho sinh viên Việt Nam nói chung, và cách riêng cho những người Công giáo. Chính họ vẫn mong muốn học hỏi, nhưng thiếu một trung tâm cho họ có thể tiếp tục những công cuộc học hỏi ở đó.

(2). Nhằm đảm lănh cuộc phục hưng đạo lư của những trí tuệ đă đi lạc đường trong nhiều năm rối loạn chiến tranh đă qua.

(3). Nhằm mở rộng nền giáo dục Đại Học nơi quần chúng, nhất là nơi những người Công giáo, ngơ hầu bắt kịp tiến bộ chung của nhân loại.   

Bên cạnh các sinh viên của Viện Đại Học Công Giáo Đà Lạt, đại đa số sinh viên Miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 tại các đại học công và tư cũng như đại học do các tôn giáo khác đảm trách ở Miền Nam Việt Nam đều được trang bị cho một kiến thức vững vàng để các sinh viên này thật sự thành thân và thành nhân sau khi tốt nghiệp.

Một triết lư giáo dục đúng đắn

Nhờ đâu nền giáo dục tại Miền Nam Việt Nam khởi sắc như vậy trong khi đất nước Miền Nam lúc bấy giờ (trước 1975) luôn luôn hứng chịu những sự tàn phá khốc liệt về mọi mặt từ cuộc chiến phá hoại do Cộng sản Miền Bắc chủ trương, phát động và tiến hành?

Đó là nhờ nền giáo dục ấy được thực hiện và duy tŕ một cách kiên định dựa trên nền tảng triết lư nhân bản, dân tộc và khai phóng, một triết lư giáo dục đúng đắn mà suốt 40 năm nay nhà cầm quyền csvn đă ngu xuẩn loại trừ khiến dẫn tới t́nh trạng một thứ "giáo dục hổ lốn, xô bồ và thậm chí phản giáo dục" như nhiều người đă chỉ ra.

Chẳng hạn, nhân tường tŕnh về cuộc Hội thảo Cải cách Giáo dục tại Sài G̣n ngày 31/7/2014, báo Tuổi Trẻ ngày 01/8/2014 với bài "Đại học Việt Nam đang tụt hậu" đă nêu rơ "Giáo sư Ngô Bảo Châu và các học giả dự Hội thảo đánh giá giáo dục ĐH đă tụt hậu ngay với các nước trong khu vực".

Bài báo cũng dẫn lời của PGS-TS Phan Thanh B́nh, Giám đốc ĐHQG Sài G̣n, rằng "trong ASEAN, Việt Nam giờ xếp trong các nước tụt hậu".

Dùng từ ngữ "tụt hậu" ở đây xem ra chưa phù hợp! Từ sau 30/4/1975, có bao giờ Đại Học Việt Nam "thăng tiến" đâu mà bảo là "tụt hậu"? Người Việt Nam đă chẳng kêu lên "Đại học – Học đại" từ suốt 40 năm qua sao?

Giáo sư Ngô Bảo Châu trong Hội thảo đă phát biểu chính xác: "Chất lượng chung Trường ĐH có lẽ là điểm tối nhất trong bức tranh chung của ngành giáo dục Việt Nam". Đề nghị nói lại câu trên như sau đây, may ra chính xác hơn: "Chất lượng chung Trường ĐH có lẽ là điểm tối nhất trong bức tranh chung vốn đă tối của ngành giáo dục Việt Nam".

Trở lại với nền giáo dục VNCH, Hiến pháp Việt Nam Cộng Ḥa nhấn mạnh:

Quốc Gia công nhận quyền tự do giáo dục,

(2) nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí,

(3) nền giáo dục Đại Học được tự trị, 

(4) những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn và giáo dục,

(5) một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục.

Từ nguyên tắc này, hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Ḥa ở bậc Đại Học hoàn toàn tự trị cho cả công lẫn tư (Đại học do tôn giáo sáng lập và chủ quản cũng được quyền tự trị; bằng tốt nghiệp do các trường này ban cấp đều được công nhận và có giá trị tương đương với bằg ĐH công lập).

Có điều chúng tôi nghi ngờ là chẳng biết đến bao giờ Đại Học Công Giáo "tương lai" sẽ h́nh thành và sẽ có thể đi vào hoạt động như Đại Học Công Giáo Đà Lạt trong quá khứ ? Thành lập một đại học không hề là chuyện đơn giản, huống hồ là đại học Công giáo trên vùng cấm địa mang tên cộng sản chủ nghĩa hay xă hội chủ nghĩa!

Một báo động bi quan

Gia Minh, biên tập viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) từ Bangkok, Thái Lan, có một bài viết nhan đề "Một đại học Công giáo ở Việt Nam" ngày 02/7/2014 đưa ra nhận xét của một giảng viên đại học người Công giáo tại Sài G̣n, rằng "Phản ứng đầu tiên chắc chắn là vui mừng v́ giáo hội Công giáo Việt Nam – như Vatican Insider có nói – trong nhiều thập niên qua đứng ngoài hệ thống giáo dục của Nhà nước. Điều thứ hai, Công đồng Vatican xác định giáo hội có trách nhiệm giáo dục; đó là điều mà các giáo viên Công giáo tại Việt Nam luôn thao thức, muốn có một trường, một viện chính thức của Hội thánh Công giáo để giáo dục. Nhưng trước đây th́ như trong các nước Đông Âu, giáo dục Công giáo là cấm kỵ, tại Việt Nam trong nhiều năm qua cũng vậy. Cho nên cảm tưởng của nhiều anh chị em giáo viên Công giáo là cảm thấy vui, thứ hai thấy hy vọng v́ với khởi đầu như thế này sẽ có phát triển tốt đẹp trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó c̣n nhiều băn khoăn, thao thức, rất lo lắng…"

Gia Minh lại dẫn lời một giảng viên đại học khác cho rằng, "mọi người hiểu lầm đây là một đại học Công giáo mà Nhà nước cho mở; thực ra không phải vậy". Nhà nước có thể chỉ cho "thành lập một học viện thần học tại Sài G̣n, điều đó có nghĩa chỉ dạy về thần học mà thôi. Do đó ư tưởng thành lập một đại học Công giáo là không đúng".

Vị giảng viên đại học trên đưa ra 3 mối lo đối với thông tin về một Đại Học Công Giáo tương lai:

Điều lo thứ nhất: lo rằng nhà nước cs chỉ cho thành lập một học viện thần học tại Sài G̣n chứ không phải là Viện Đại Học theo đúng nghĩa.

Nỗi lo thứ hai: Nếu chỉ là học viện thần học không thôi th́ sẽ có được bao nhiêu thanh niên vào học, ngoại trừ những người có ư muốn đi tu làm linh mục, tu sĩ.

"Lo lắng thứ ba là ở Đại chủng viện trước đây và bây giờ cũng vậy, Nhà nước đưa vào những chương tŕnh của họ; th́ không biết học viện thần học này có phải học những chương tŕnh đó hay không, chẳng hạn như các chương tŕnh tư tưởng, giáo dục quốc pḥng, giáo dục quân đội…"

Gia Minh kết thúc bài báo của ḿnh với một thái độ hoài nghi giống như bao nhiêu người Việt Nam khác: "Tin về một đại học do một tôn giáo như Công giáo tại Việt Nam được phép thành lập khiến cho nhiều người tỏ ra hy vọng về sự cởi mở của Hà Nội; tuy nhiên thực tế hoạt động đúng bản chất của tên gọi vẫn phải chờ thời gian trả lời".

Đại học tư, mối nguy ŕnh rập

Không biết khi cho mở "Trường Đại Học Công Giáo" tại Việt Nam, nhà cầm quyền csvn có dám dứt khoát đi theo xu hướng giáo dục thời đại của nền văn minh thế giới mà dành cho nó quyền tự trị thật sự hay không? Mà nếu không có quyền tự trị, th́ Đại Học Công Giáo ra đời nào có ư nghĩa ǵ, ích lợi ǵ cho Giáo Hội, cho Đất Nước và cho chính bản thân sinh viên?

Nh́n thấy t́nh h́nh hiện tại của "Đại Học tư" trong nước, làm sao người dân Việt Nam có thể tin vào thiện chí của đảng và nhà nước csvn? Bởi v́ thiếu nền tảng triết lư giáo dục, nhà cầm quyền csvn chỉ cho phép giới hạn một số người nào đó (thuộc phe ta) mở trường đại học và trường ấy dĩ nhiên phải chịu sự giám sát, chỉ đạo chặt chẽ của đảng và nhà nước. Từ đó, mở đại học, thay v́ nhằm đầu tư giáo dục, người ta chỉ nhằm đầu tư kinh doanh. Từ đó, những "cổ đông" đóng góp càng nhiều tiền càng lộng hành nội bộ, gây lũng đoạn về mặt quản trị tài chánh, sinh ra năm bè bảy mối đấu đá nhau, tranh quyền, tranh chức, dẫn tới đổ vỡ như đă xảy ra với Đại Học Đông Đô, rồi Đại Học Hoa Sen trong thời gian gần đây. Đến nỗi báo chí trong nước phải kêu lên "Đại Học Tư Thục về đâu? Đóng cửa Trường Tư thục?" (Báo Lao Động ngày 09/8/2014). Trong bài báo trên, tác giả là hai Ts Đàm Quang Minh và Trần Vinh Dự chỉ nhằm phân tích mặt lời-lỗ kinh doanh, nhưng rồi cũng để lộ ra cho thấy đảng và nhà nước qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thừa nước đục, tung ra hàng loạt "chính sách dường như chỉ để siết các Trường Đại Học tư" khiến "lựa chọn tốt nhất của những người làm giáo dục ĐH tư thục là… đóng cửa trường và bỏ nghề!" Hoặc "không những lép vế hơn hẳn hệ thống trường ĐH công được bao cấp đến tận răng trong cuộc cạnh tranh thu hút sinh viên, ĐH tư thục c̣n bị cơ chế ‘ép’ bằng các chính sách." (Tất cả đều trích dẫn từ bài báo trên).

Thùy Linh, tác giả bài "Lo ĐH tư thục sụp đổ" trên báo Người Lao Động ngày 01/8/2014 cũng nói lên nỗi băn khoăn của PGS-TS Thái Bá Cẩn về đường hướng của giáo dục ĐH.

Những báo động về nguy cơ xóa sổ ĐH tư thục phải chăng là tiếng chuông báo hiệu cái "bào thai" Đại Học Công Giáo chưa kịp tượng h́nh kia sắp bị bóp chết từ trứng nước?

Một điều không thể làm ngơ là: Dưới chế độ cs, không có tự do giáo dục hay Đại Học tự trị ǵ sốt, mà chỉ có nềnn giáo dục định hướng xă hội chủ nghĩa, giống như kinh tế thị trường định hướng xhcn vậy.

Vả lại, nếu có được Đại Học Công Giáo, lẽ nào không có Đại Học Phật Giáo, Đại Học Cao Đài, Đại Học Phật Giáo Ḥa Hảo… như thời Việt Nam Cộng Ḥa? Mà đă là Đại Học, th́ quyền "tự trị" phải là nền tảng.

Ban quyền tự trị cho ĐH tôn giáo ư? Dễ ǵ? Đụng chạm tới quyền Đảng trị? Nguy lắm, vi phạm điều 4 Hiến pháp!

Không chừng sẽ xuất hiện những Đại học Quốc doanh thay thế cho những tổ chức tôn giáo quốc doanh đang ngoắc ngoải kia! Thời đại mới, chiến thuật mới, vỏ bọc mới!

Mong HĐGMVN vượt qua mọi rào cản để Giáo Hội CGVN sớm tái khai sinh một Đại Học Công Giáo đúng nghĩa, đúng tầm, trong tương lai gần. ◙

Ngày 18/8/2014