Viết từ Canada

Thế Lực Nào Có Thể Ngăn Chặn
Tham Vọng Bá Quyền Trung Quốc?

Mặc Giao

Ngày 2-5-2014, Trung Quốc đưa dàn khoan dầu HD-981 tới vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam, cách quần đảo Hoàng Sa 16 dặm và cách bờ biển Việt Nam 120 hải lư, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive economic zone - EEZ) 200 hải lư của Việt Nam tính từ bờ biển, theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam phẫn nộ v́ bị xâm lăng trắng trợn. Nhiều nước tỏ mối quan tâm về tham vọng bành trướng của Trung Quốc và t́nh trạng an ninh trong vùng. Nhờ kinh tế phát triển, Trung Quốc có tham vọng trở thành một trong những cường quốc hàng đầu của thế giới. Việc đầu tiên là phải mở rộng vùng ảnh hưởng bằng cách áp đặt uy quyền của ḿnh trên các nước lân bang. Việc tự ư tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông nằm trong kế hoạch này. Một khi chế ngự được Biển Đông, Trung Quốc sẽ có nhiều mối lợi về chính trị và kinh tế. Việt Nam là nạn nhân số một v́ ở liền sát Trung Quốc, có một thế địa dư chính trị như một bao lơn nh́n ra Thái B́nh Dương, có những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bao vây một vùng biển rộng lớn hứa hẹn nhiều tài nguyên. V́ vậy Trung Quốc phải nắm bằng được đám cầm quyền VN, phải nuốt gọn Hoàng Sa và cố gắng chiếm càng nhiều càng tốt những đảo và băi đá thuộc quần đảo Trường Sa. Các quốc gia khác cũng bị đụng chạm quyền lợi là Phi Luật Tân, Brunei, Nam Dương, Mă Lai. Xa hơn về phiá Đông Bắc có Nhật Bản và Nam Hàn. Thế lực đối đầu lớn nhất và đáng ngại nhất cho tham vọng của Trung Quốc là Hoa Kỳ. Trong khi Trung Quốc thực hiện kế hoạch bành trướng của ḿnh, các nước khác sẽ hành động ra sao để vừa bảo vệ được quyền lợi của họ vừa giữ được an ninh và ổn định trong vùng Đông Nam Á? 

GIẢI PHÁP QUÂN SỰ

Không ít người nghĩ rằng giải pháp mau lẹ và hữu hiệu nhất là quân sự. Trong hiện trạng, Trung Quốc chưa phải là đối thủ quân sự của Hoa Kỳ. Quân đội và phương tiện chiến tranh của Trung Quốc có lượng nhưng phẩm c̣n thua xa quân đội Mỹ. Nếu có đụng độ, Hoa Kỳ sẽ đè bẹp Trung Quốc, dù quân đội Mỹ cũng sẽ bị thiệt hại đáng kể. Phải thực tế nh́n nhận rằng Mỹ và Trung Quốc không muốn gây chiến tranh với nhau v́ Biển Đông hay v́ bênh vực một vài nước đồng minh trong vùng. Họ không dại ǵ châm mồi lửa cho thế chiến thứ ba. Hoa Kỳ cũng đă có những kinh nghiệm xương máu với những trận chiến tranh tưởng rằng mau kết thúc nhưng lại kéo dài, dứt măi không ra, như ở Việt Nam, Afghanistan, Iraq. Trung Quốc th́ có qúa nhiều liên hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Một phần lớn hàng hóa do Trung Quốc sản xuất được bán sang Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện gửi tại Hoa Kỳ 2,000 tỷ Đô la dưới nhiều h́nh thức. Họ dại ǵ mà đánh nhau. Họ chỉ đánh nhau bằng miệng. Điều họ muốn là cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều được nh́n nhận có quyền lợi tại Biển Đông. Hoa Kỳ được tự do đi lại trên biển và trên không phận. Trung Quốc cũng phải có quyền tương tự, thêm quyền khai thác tài nguyên dưới biển. Hai nước vừa hợp tác làm ăn với nhau vừa canh chừng nhau. Nếu Trung Quốc có ăn hiếp nước nào, Hoa Kỳ cũng chỉ lên tiếng chiếu lệ và khuyến khích đôi bên giải quyết vấn đề trong ḥa b́nh.

Riêng trường hợp Nhật Bản, đụng độ quân sự có thể xảy ra, v́ ngoài việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, Nhật cũng cần một hành lang biển và một vùng không vận tự do để duy tŕ và phát triển kinh tế. Có chuyện ǵ xảy ra cho Nhật, Mỹ sẽ phải nhẩy vào v́ Mỹ và Nhật đă kư với nhau từ 1960 một hiệp ước an ninh hỗ tương. Mỹ cũng phải bảo vệ Nhật v́ Nhật là một đối tác thương mại và kỹ thuật quan trọng bậc nhất của Mỹ. Tuy nhiên Mỹ sẽ không nhẩy vào với súng đạn, nhưng bằng cách dập tắt đám cháy với những áp lực ngoại giao và kinh tế.

Về phần Việt Nam, việc leo thang xung đột để đi đến chiến tranh là điều những người cầm quyền ở Hà Nội cố tránh. Họ muốn đóng vai tṛ nạn nhân và không muốn bị kết án là kẻ gây chiến. Ngoài ra, họ cũng tự biết không thể đương đầu với Trung Quốc về quân sự, không nên tạo cớ cho Trung Quốc xử dụng chớp nhoáng thế lực quân sự để chiếm nốt những đảo c̣n lại của Việt Nam tại Trường Sa và phong tỏa toàn thể Biển Đông. V́ thế Việt Nam chỉ dám đưa những tầu kiểm ngư (tức kiểm soát việc đánh cá), những tầu cảnh sát biển và tầu đánh cá bọc sắt của ngư dân để bao vậy ṿng ngoài và rất xa dàn khoan, trong khi Trung Quốc bầy binh bố trận gần 100 tầu, trong đó có cả chiến hạm, thêm những phi đội chiến đấu cơ để bảo vệ dàn khoan và áp đảo tinh thần của "hạm đội nhà nghèo" Việt Nam. Tầu của Trung Quốc rất hung hăng, bắn ṿi rồng nước có cường độ cực mạnh và đâm húc thẳng vào các tầu Việt Nam, gây nhiều thiệt hại vật chất và làm cho nhiều người bị thương. Theo nguồn tin chưa được xác nhận, vào lúc 11 giờ 47 phút đêm 12-5-2014, súng đă nổ, trên 10 chiến sĩ tầu kiểm ngư của Việt Nam đă thiệt mạng. Việt Nam dấu kín tin tức về những thiệt hại và không dám đưa tầu chiến ra nghênh tiếp, càng không dám đưa mấy chiếc tầu ngầm Silo và phi đội phản lực cơ Sukoi mới mua của Nga ra đương cự. Những thứ của qúy đắt tiền này chỉ được dùng để phô trương và dọa chơi. Khi đến bước đường cùng, sẽ dùng để đánh du kích, may ra đánh đắm được vài tầu địch và hạ vài máy bay địch trước khi... chết! V́ vậy, đừng nên trông đợi một giải pháp quân sự.

GIẢI PHÁP NGOẠI GIAO

Khi vụ dàn khoan xảy ra, Hà Nôi tung chiêu "tiên lễ" với hy vọng không có "hậu binh". Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phan B́nh Minh đă dám phản đối với Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ là hành động của Trung Quốc "đi ngược luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam". Bản tin của Bộ Ngoại Giao không cho biết Dương Khiết Tŕ trả lời ra sao, nhưng viết thêm rằng "Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của ḿnh". Những biện pháp phù hợp và cần thiết là những biện pháp nào? Có phải là ra lệnh cho các tầu Việt Nam lùi xa khỏi dàn khoan để khỏi bị tầu Trung Quốc tấn công?

Nhật báo New York Times ngày 12-5-2014 loan tin Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đă xin gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cẩm B́nh để năn nỉ Trung Quốc kéo dàn khoan đi, nhưng bị Tập Cẩm B́nh từ chối lời xin gặp.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, trong cuộc họp báo ngày 12-5-2014, đă chế diễu Hà Nội: "Thực tế phũ phàng là Việt Nam đang cố lôi kéo các bên khác nhằm tăng áp lực với Trung Quốc, nhưng không đạt được mục tiêu và đă thất bại ê chề... Chúng tôi hy vọng rằng nhân dân Việt Nam có thể nh́n nhận t́nh h́nh rơ ràng hơn, b́nh tĩnh t́m hiểu công hàm của Phạm Văn Đồng và chấp nhận thực tế, ngưng quấy nhiễu các hoạt động của Trung Quốc". Đúng là công hàm của Phạm Văn Đồng đă trở thành "gậy ông đập lưng ông". Trung Quốc đă coi Hoàng Sa vĩnh viễn là của họ, và vùng biển chung quanh Hoàng Sa cũng là của họ. Hà Nội đă thất bại khi t́m giải pháp ngoại giao với Bắc Kinh.

Trước đó vài ngày, Việt Nam đă hy vọng Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đang họp đại hội thường niên tại Miến Điện sẽ ủng hộ lập trường của Việt Nam. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đă mạnh dạn lên án Trung Quốc tại hội nghị: "hành động cực kỳ nguy hiểm này đang trực tiếp đe dọa đến ḥa b́nh, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trong vùng". Ông cũng "khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối hành động vi phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam".

Những lời kêu gọi khẩn thiết của ông Nguyễn Tấn Dũng đă bị hội nghị bỏ ngoài tai. Ngày 11-5-2014, ASEAN đă ra tuyên bố kết thúc hội nghị, trong đó kêu gọi "tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không xử dụng vơ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng và sớm đạt được COC (Qui tắc ứng xử) như đă được thể hiện trong Tuyên Bố 6 điểm về Biển Đông". Như vậy là huề cả làng. Không nhắc tới tên nước nào, cả nước nạn nhân lẫn nước xâm lăng.

ASEAN là mơt tổ chức năm cha ba mẹ. Mang tiếng là một khối, nhưng mỗi nước hành động theo lợi ích riêng. Singapore tuyên bố trung lập, Lào đă phó mạng sống cho Trung Quốc. Miên làm nội gián cho Tàu để lănh Đô la. Tất cả các nước ASEAN đều có liên hệ kinh tế và thưởng mại rất nặng với Trung Quốc. Họ chỉ mong "dĩ ḥa vi qúy". Có ai chịu đứng ra bênh một nước bạn hội viên bị ăn hiếp?

Thế c̣n các nước khác và Hoa Kỳ th́ sao? Nhật bản cũng đang tranh chấp gay gắt với Trung Quốc, qua lời ông Yoshihide Suga, Chánh Văn Pḥng Nội Các, đă lên án Trung Quốc khai thác bất hợp pháp, tỏ ư vô cùng lo ngại do căng thẳng gia tăng trong khu vực v́ hành động đơn phương của Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc tránh mọi hành động khiêu khích. Tuy có kết án Trung Quốc nhưng cũng chỉ kêu gọi tránh khiêu khích, không kêu gọi kéo dàn khoan bất hợp pháp đi chỗ khác. Liên Hiệp Âu Châu cũng ra một lời tuyên bố tương tự, nhưng nhẹ hơn.

Về phiá Hoa Kỳ, Thứ Trưởng Ngoại Giao Daniel Roussel tuyên bố Hoa Kỳ theo dơi các diễn biến ở Biển Đông và kêu gọi các bên thận trọng. Phát Ngôn Nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Jennifer Psaki, tuyên bố rằng chính quyền của TT Obama lên án quyết định của Trung Quốc và coi đó là một hành động khiêu khích, làm gia tăng căng thẳng. Bà cho biết Hoa Kỳ quan ngại về cách cư xử nguy hiểm và hăm dọa của một số tầu Trung Quốc trong khu vực, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Lại thêm một lời kết án nhẹ và khuyến cáo rất ngoại giao của một cường quốc mà nhiều người trông đợi sẽ giúp Việt Nam chống lại xâm lăng Trung Quốc. Thật ra Hoa Kỳ có gắn bó hay cam kết ǵ với Việt Nam đâu mà phải nhẩy vào bênh vực. Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam xa dần Trung Quốc với hứa hẹn gia tăng cộng tác. Cái giá mà Hoa Kỳ đ̣i Việt Nam phải trả là tôn trọng nhân quyền. Cộng sản VN dùng dằng không biết quay sang Sở hay sang Tần . Ngả theo Mỹ th́ sợ Trung Quốc trả đũa nặng hơn, và nhất là sợ việc thả lỏng nhân quyền sẽ làm cho chế độ xụp đổ mau chóng. Theo "Anh Ba" th́ bị "Anh Ba" ăn hiếp. Không theo "Anh Hai" Hoa Kỳ th́ khi hữu sự "Anh Hai" cũng chỉ lên tiếng chiếu lệ, không tự thấy có nghiă vụ phải cứu người dưng.

NHỮNG TÍNH TOÁN ĐANG THÀNH H̀NH

Dù chưa thấy một giải pháp nào ló dạng ở chân trời, vấn đề Biển Đông không ngừng ở đây. Trung quốc tham lam và nóng ḷng nhất v́ họ tự cho họ có quyền trên Biển Đông. Dù vậy, họ kiên nhẫn áp dụng chiến thuật "tằm thực", tức tằm ăn dâu một cách từ từ, nay một miếng, mai một miếng, rồi cũng sẽ nuốt hết. Họ lợi dụng lúc chính quyền Obama đang lúng túng với vụ Ukraine, lúc TT Obama đi một ṿng Á châu để chỉ đánh vơ mồm, không đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể nào, lúc ASEAN nhóm họp trong t́nh trạng hàng ngũ rời ră, không c̣n tin tưởng vào ai và vào nhau, họ liền hạ đ̣n kéo dàn khoan khổng lồ đến giữa vùng biển c̣n đang tranh chấp để xác nhận chủ quyền, ăn một miếng lớn. Họ biết qua một thời gian phản ứng ồn ào, thiên hạ sẽ trở lại cảnh trời yên biển lặng như cũ. Họ biết Mỹ sẽ không gây chiến với họ v́ Biển Đông. Hỏi c̣n nước nào trong vùng dám chơi súng đạn với họ? Họ cũng dùng tiền và lợi ích kinh tế để chia rẽ các nước Á châu, không để cho Á châu kết hợp thành một khối vững chắc, mạnh mẽ. Bởi thế họ cương quyết không nói chuyện Biển Đông với toàn khối ASEAN, nhưng chỉ muốn nói chuyện tay đôi với từng nước. Làm vậy họ có thế mạnh, có thể đe dọa hay dụ dỗ từng đối tác riêng lẻ. Tham vọng của Trung Quốc, ngoài việc sở hữu Biển Đông, c̣n muốn trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới, để Hoa Kỳ, Âu châu không thể coi thường họ. Họ phải có tiếng nói và phải có phần trong mọi quyết định liên quan tới các vấn đề toàn cầu.

Hoa Kỳ và các nước khác không thể không hiểu đường đi nước bước của Trung Quốc, nhưng mỗi nước có những khó khăn riêng. Họ phải t́m ra một đối sách chung để đối phó, không cho phép Trung Quốc tự tung tự tác.

Chiêu đầu tiên xuất phát từ Hoa Kỳ với việc vận động kư kết hiệp ước Đối Tác Liên Thái B́nh Dương (TPP) gồm 12 nước, trong đó có hầu hết các nước Á châu, trừ Trung Quốc. Liên minh này sẽ trở thành một thế lực kinh tế hàng đầu thế giới với Mỹ, Nhật, Canada, Nam Hàn, Úc Bresil... Vơ khí kinh tế nhiều khi c̣n hữu hiệu hơn vơ khí quân sự.

Một gợi ư liên kết khác đă được ông Shigeru Ishiba, Tổng Thư Kư đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ của Nhật nêu lên. Đó là thành lập một liên minh quân sự tương tự như khối NATO (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) ở Âu châu. Ư kiến này chắc đă bắt rễ trong giới lănh đạo của Nhăt Bản v́ chính phủ của Thủ Tướng Shinzo Abe đang cố gắng vận động tu chính hiến pháp để hủy bỏ khoản cấm dùng quân đội quốc gia chiến đấu bảo vệ các đồng minh. Trước 1975, Á châu có liên minh SEATO (Liên Pḥng Đông Nam Á) do Mỹ đứng đầu. Khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, liên minh tan ră. Nay muốn lập một liên minh mới, chắc chắn phải có Mỹ đứng sau lưng.

Tuần san Maclean’s của Canada, số phát hành trong tuần lễ 19-26/5/2014, tiết lộ một thỏa hiệp không chính thức giừa Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ đă dự trù thiết lập một sự cộng tác quân sự trong vùng. Trong cuộc viếng thăm Á châu mới đây, TT Obama đă kư với chính phủ Phi Luật Tân một thỏa hiệp cho phép Hải Quân Mỹ trở lại căn cứ Subic Bay trước đây. Một thỏa ước nhiệm ư (comprehensive treaty) bao gồm các quốc gia dân chủ ở Á châu: Nam Hàn, Mă Lai, Nam Dương, Singapore, cũng cam kết việc pḥng vệ hỗ tương để đương đầu với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Như vậy ư kiến thành lập một NATO ở Á châu không phải là chuyện viển vông. Dĩ nhiên, một liên minh như thế là một liên minh quân sự, nhưng không nhất thiết phải dùng các biện pháp quân sự. Cũng như NATO đối với Nga. Chỉ có vài phản lực cơ Rafal của Pháp, vài chiến đấu cơ F-18 của Canada, vài máy bay đủ loại của Ba Lan bay phất phơ ở vùng Đông Ukraine để thám sát và thị uy, thêm 1,000 lính Mỹ đến đóng ở quốc gia bên cạnh. Những thứ đó chưa đủ để phát động một cuộc chiến tranh. Nó chỉ có tính cách cảnh báo (dissuasion) trong khi những biện pháp chế tài thuần kinh tế, tài chính được thi hành. Một NATO tương lai của Á châu, nếu được thành h́nh, cũng sẽ hành động tương tự. Xem ra Trung Quốc không dễ ǵ khống chế được Biển Đông và Đông Nam Á. Chỉ có Việt Nam ở thế bị đe dọa nhất v́ vừa là miếng mồi ngon, vừa không đứng với ai, không được ai kết thân, không là đồng minh với ai. Lư do: Việt Nam lúc nào cũng nem nép sợ "Anh Ba" và sợ mất đảng.

VIỆT NAM PHẢI ĐỐI PHÓ RA SAO?

Quân sự th́ yếu. Ngoại giao th́ cô lập. Cộng sản VN sẽ xoay sở cách nào để đương cự với những đ̣n xâm lăng của Trung Quốc và bảo vệ lănh thổ, lănh hải? Điều tiên quyết là những người đang lănh đạo Việt Nam có muốn và có dám chống lại Trung Quốc hay không? Giả dụ họ muốn và dám, có hai việc cần làm ngay:

1- Dựa vào thế lực của toàn dân. Dân chỉ có thế lực khi đoàn kết và nước chỉ có thế lực khi dân với chính quyền có sự đồng thuận và hợp tác. Muốn vậy, chính quyền phải tôn trọng dân, trả lại những quyền cơ bản cho dân, trả tự do ngay cho những người bị bắt v́ khác chính kiến hay bày tỏ ḷng yêu nước. Những Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghiă, Việt Khang, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Bùi Hằng, Đỗ Minh Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức... phải được ra khỏi nhà tù để tiếp tay với anh chị em trong công cuộc chống xâm lăng. Khi toàn dân một ḷng, kẻ thù sẽ run sợ, các nước bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Cộng sản VN e ngại nếu làm như vậy, dân sẽ thừa thắng xông lên dẹp đảng cộng sản trước. E ngại này có cơ sở. Nhưng những người cộng sản phải tự đặt vấn đề lương tâm trước hai chọn lựa: họ muốn cứu nước hay muốn giữ đảng? Nều muốn cứu nước th́ đảng phải thay đổi hay có thế thể bị tan ră, trong ḥa b́nh, tránh đổ máu, có lợi cho hết mọi người.

2- Đứng trong một hàng ngũ rơ ràng. Hiện giờ không ai biết Cộng sản VN đứng ở hàng ngũ nào? Theo Trung Quốc hay liên đới với các nước láng giềng Á Châu trong mặt trận chống tham vọng bá quyền của Trung Quốc? Dù Khối ASEAN có lỏng lẻo nhưng vẫn c̣n danh nghiă quy tụ các quốc gia Đông Nam Á. Trong hàng ngũ này c̣n có những nước đồng cảnh bị Trung Quốc đe dọa. Tuy những nước này chưa kết thành một khối chặt chẽ, nhưng trong t́nh trạng "đồng cảnh tương lân" họ dễ dàng đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau khi hữu sự. Đừng quên rằng đằng sau họ c̣n có Hoa Kỳ và các đồng minh khác của Hoa Kỳ: Úc, Tân Tây Lan, Canada, Liên Âu. Nếu cứ láu cá đi hai hàng để thủ lợi, nếu không trưng rơ màu cờ sắc áo, th́ chẳng ai thương và giúp khi gặp hoạn nạn. Cái giá phải trả là phải chấp nhận luật chơi, phải tôn trọng những cam kết và phải từ bỏ thói độc tài đàn áp dân. Như thế mới xứng đáng được ngồi chung chiếu với các nước dân chủ tiến bộ.

3- Truy tố trung Quốc trước các cơ quan tài phán quốc tế. Nhiều người cho rằng việc này vô ích v́ Trung Quốc không chịu ra ṭa và sẽ không thi hành phán quyết của ṭa. Dù vậy, hành động khởi tố vẫn cần được thực hiện, thứ nhất là để dư luận thế giới thấy sự trầm trọng của vấn đề và biết đâu là vùng đang có sự tranh chấp, thứ hai để kẻ xâm lăng thấy chúng ta không chịu bó tay chấp nhận chuyện đă rồi, nhưng t́m mọi cách đ̣i lại chủ quyền, thứ ba là khi Trung Quốc từ chối ra ṭa hay không chấp nhận án ṭa, họ sẽ càng tự phơi rơ bộ mặt ngoan cố, bất chấp luật lệ quốc tế. V́ vậy kiện Trung Quốc không phải là trông đợi một kết qủa pháp lư, nhưng sẽ đạt được những kết qủa tâm lư và chính trị, ít nhiều tùy hoàn cảnh và sự khéo léo, kiên tŕ của ta..

Đừng quên rằng Trung Quốc tuy hung hăng và đầy tham vọng nhưng vẫn cần các nước khác để sống c̣n. Họ cần mua các thứ nguyên liệu để chạy các nhà máy. Họ cần bán các sản phẩm do các nhà máy sản xuất để có tiền nuôi 1 tỷ 300 triệu miệng ăn. Nếu bị hạn chế mua nguyên liệu và bán thành phẩm, họ sẽ dễ dàng gặp khủng hoảng v́ không đủ tiền nuôi dân. Dân sẽ làm loạn. Chế độ sẽ tiêu tan. Trung Quốc tùy thuộc rất nhiều vào các nước khác. Đó là điểm yếu của họ. Họ cũng phải biết nhượng bộ để tránh cảnh già néo đứt dây. Ôm cứng Trung Quốc có ngày chết chắc. Sắp hàng theo những nước tự do dân chủ sẽ t́m được đường cứu nguy đất nước và tự cứu ḿnh. ◙