Câu Chuyện từ Nước Đức

Biển Đông Dậy sóng

Phạm Hồng-Lam

Một lần nữa, Biển Đông lại dậy sóng, khi ngày 02.05.2014 Trung Quốc mang dàn khoan dầu khổng lồ (HD 981) của họ vào đặt trong vùng hải phận Việt Nam. Cần biết, Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS) là hai quần đảo, chứ không phải mỗi địa điểm là một ḥn đảo duy nhất. HS là một quần thể gồm trên dưới 30 cồn cát, không có điều kiện cho người ở. TS gồm nhiều trăm thực thể vừa cồn cát, vừa rạn san hô, trên đó có một vài đảo có thể sinh trú được. Thứ đến, để có thể hiểu được việc đặt HD 981 ở vị trí hiện tại có trái phép hay không, cần nắm vững mấy yếu tố pháp lí và địa lí sau đây.

Theo Công Ước LHQ về Biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia ven biển có quyền

sở hữu một vùng biển 12 hải lí (khoảng 20 cây số) tính từ bờ biển ra khơi. Đây là vùng gọi là Lănh hải (Nội thuỷ), trực thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu.

Phần biển từ biên giới Lănh hải (đường cơ sở) trở ra cho tới 188 hải lí (350 cây số) gọi là Thềm lục địa pháp lí. Đây là Hải Phận, vùng đặc quyền kinh tế đánh bắt hải sản và khai thác khoáng sản của quốc gia liên hệ, được luật quốc tế thừa nhận.

Sơ đồ trên đây cho thấy đường ngoại biên của Hải phận việt nam (200 hải lí = 12 + 188) nằm bên ngoài và bao trùm luôn cả HS. Như vậy, về mặt địa lí, HS nằm trong Hải phận việt nam, v́ quần đảo này chỉ cách bờ biển việt nam 160 hải lí. Đảo Tri Tôn, một đảo thuộc Hoàng Sa, chỉ cách Quảng Ngăi 135 hải lí.

Nh́n vào vị trí đặt dàn khoan HD 981 (điểm tṛn) qua h́nh trên, ta thấy nó nằm trong vùng Thềm lục địa pháp lí của VN; nó nằm giữa hai lô khai thác dầu khí số 142 và 143 của VN, nơi có chứa một trữ lượng dầu khí lớn do một công ti dầu khí của Hoa-ḱ mới phát hiện và VN đă lên kế hoạch khai thác nguồn này.

Nhưng phía Trung Quốc lập luận, dàn khoan của họ nằm trong phạm vi lănh hải quần đảo Hoàng Sa của họ! HD 981 được đặt phía nam cách đảo Tri Tôn 17 hải lí, Tri Tôn là một cồn cát thuộc HS. Mà giả như HS là của TQ đi nữa, th́ theo luật biển, những đảo không có người ở không có quyền có thềm lục địa và lănh hải. Vạch trắng trong h́nh trên là đường trung tuyến giả định chia đều phần biển giữa TQ và VN căn cứ theo hai mỏm đất xa nhất của hai nước là đảo Hải Nam (TQ) và đảo Lư Sơn (VN). Vạch trắng này nằm xa ngoài chỗ đặt dàn khoan, và như vậy lại càng cho thấy vị trí trái phép của HD 981.

Ngoài ra, c̣n có thêm một khái niệm địa lí nữa, gọi là Thềm lục địa địa chất hay Thềm lục địa mở rộng. Vùng này có thể kéo ra tối đa 350 hải lí (650 cây số) tính từ bờ ra. Đây là vùng quốc gia liên hệ có thể xin LHQ chấp thuận cho mở rộng để hưởng những đặc quyền như trong vùng Hải phận, nếu chứng minh được đáy biển vùng này này là sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa của quốc gia liên hệ. Về mặt cấu tạo địa h́nh địa chất, Việt Nam rơ ràng có cơ sở pháp lí để xin LHQ mở rộng vùng hải phận ra cho tới 350 hải lí.

Và khi Việt Nam đưa đơn xin mở rộng th́ Trung Quốc bày ra đường lưỡi ḅ.

C̣n ở Trường Sa, đảo Trường Sa Lớn (trong quần đảo TS) cách đảo Phú Quốc 240 hải lí, cách Phan Thiết 270, cách Vũng Tàu 305 hải lí. Xem thế, một phần quần đảo TS nằm trong vùng hải phận mở rộng của VN.

Nhưng, chỉ có yếu tố địa lí mà thôi th́ không đủ cơ sở để xác định được chủ quyền của một đảo hay một quần đảo. Chẳng hạn, mấy mỏm đá Điều Ngư nằm sát nách Trung Quốc, trong khi kẻ sở hữu lại là Nhật Bản, quốc gia cách xa đó hàng ngàn cây số.

Như vậy phải xét thêm về khía cạnh lịch sử, nghĩa là xem ai là người chiếm hữu đầu tiên, mới xác định được kẻ có chủ quyền thật sự.

Tất cả các bản đồ của Trung Quốc trước 1909 không có Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ khi Nhật thắng Nga năm1905, TQ mới quan tâm tới HS. Tỉnh trưởng Quảng Đông lúc đó cho rằng HS vô chủ và sai người ra chiếm các đảo ở đó. Đây là căn cứ chính cho luận điểm của các học giả trung quốc hiện nay. Nhưng cần nhớ rằng, năm 1895/1896 TQ đă tuyên bố là các đảo này không phải của họ, khi Anh Quốc phản đối việc dân Hải Nam kéo nhau tới các đảo này để cướp đồng thau từ các con tàu bị ch́m ở HS.

Trong khi đó, VN có chứng cứ rơ ràng về chủ quyền trên hai quần đảo HS và TS. Từ thời Chúa Săi (thế ḱ 17) đă có những đội thuyền ra vào bảo vệ các quần đảo. Sau khi thống nhất nước, vua Gia Long chính thức sát nhập HS và TS vào VN. Các bản đồ thời này của VN đều có vẽ HS và TS. Chủ quyền này vẫn được giữ tiếp nối liên tục bởi chính quyền bảo hộ Pháp măi cho đến năm 1956, là năm Pháp phải rời hẳn khỏi VN.

Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi VN, HS và TS từ đó thuộc quyền sở hữu của chính quyền Việt Nam Cọng Hoà, v́ chúng nằm trong phần đất của miền Nam.

Năm 1956, lợi dụng việc Pháp rút khỏi miền Mam VN, TQ cho lính ra chiếm một cụm đảo phía tây ở HS.

Năm 1958, thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng thay mặt đảng cộng sản việt nam kí công hàm mặc nhiên công nhận sự chiếm đóng HS của Trung Cọng.

Năm1974, lợi dụng sự rút lui của Hoa-ḱ khỏi miền Nam VN, TQ lại cho quân đánh chiếm luôn phần HS c̣n lại của VN.

C̣n ở Trường Sa, từ năm 1988, lợi dụng công hàm của đảng CSVN, Trung Quốc mang quân chiếm một số đảo, và hiện nay họ kiểm soát tất cả 7 rạn san hô. Việc đánh chiếm lần hồi của TQ ở TS có thể do những nhượng bộ ngầm của đảng cộng sản Hà Nội để trả ơn và mua sự giúp đỡ tiếp tục của Trung Cọng. Căn cứ vào lối cư xử bất nhân và vô lí của nhà cầm quyền cộng sản đối với những chiến sĩ của họ đă hi sinh năm 1988 để bảo vệ TS cũng như chủ trương khủng bố những người yêu nước hiện nay, không thể không tin là đă có những thoả thuận ngầm giữa hai cộng đảng.

Theo chân Tàu, năm 1998 Mă-lai cho quân ra kiểm soát 7 rạn san hô trong vùng gần lănh hải của họ.

Được dịp, Phi-luật-tân cũng đưa người ra kiểm soát 10 thực thể gần quần đảo Palawan của họ, trong đó có đảo Thị Tứ có đủ điều kiện cho người sinh sống (có nước ngọt, có thể trồng trọt).

Đài-loan chiếm giữ 2 thực thể từ 1956, trong đó Đảo Ba Đ́nh là đảo lớn nhất của TS, có sân bay. Trong thế chiến II, Nhật đă sử dụng đảo này làm căn cứ quân sự.

VN hiện kiểm soát 21 thực thể (gồm 7 đảo san hô và 14 rạn san hô), trong đó đảo Trường Sa Lớn quan trọng nhất: có sân bay, nước uống, lớp học, trạm xá… (H́nh bên: cư dân Việt trên đảo Sinh Tồn thuộc Trường Sa).

Tóm lại, VN có đủ cơ sở chủ quyền về mặt địa lí và lịch sử. Nhưng chủ quyền này có được giữ liên tục hay không?

Đây là một điểm pháp lí có thể mang lại bất lợi cho VN trong cuộc tranh chấp hiện nay, nếu vấn đề được đưa ra nhờ trọng tài quốc tế phân xử. Chính quyền cộng sản, cho tới nay, vẫn không công nhận sự hiện hữu của quốc gia Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam từ 1954 tới 1975. Họ vẫn rêu rao VNCH là „nguỵ quyền", để lừa dân Bắc hi sinh và biện hộ cho cuộc xâm lăng được cộng sản quốc tế uỷ nhiệm cho họ. V́ thế, họ đă không đặt vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo trong 20 năm dài. Thậm chí, qua công hàm Phạm Văn Đồng, họ c̣n gián tiếp tặng cho Trung Cộng cả hai phần đất và biển đó. Trong 20 năm này, chỉ có Việt Nam Cộng Hoà tiếp nối các thời đại và nhà nước trước đó để tiếp tục giữ chủ quyền trên hai quần đảo. Nếu muốn lấp đầy lỗ hổng pháp lí này, họ phải công nhận sự hiện hữu của VNCH. Nhưng nếu công nhận, th́ hoá ra cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam của họ trước đây là bất chính!

Vấn đề này đă được các học giả đặt ra. Cho tới nay Hà Nội dĩ nhiên cố tránh nói tới điểm này.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn, là liệu Hà Nội có thực tâm muốn bảo vệ Tổ Quốc (không phải là thứ „tổ quốc xă hội chủ nghĩa" của họ) để có ngay những phản ứng cần thiết đối với dàn khoan HD 981 hay không.

Xem ra họ nhẫn nhục chịu đựng, để tránh đưa đến xung đột, khiến Trung Cọng lấy cớ làm chuyện đă rồi, như Putin đă và đang làm bên Ukraina. Và như thế là rơi vào bẩy của Tàu!

Nhẫn nhục chờ thời hay v́ mở miệng mắc quai bởi những ràng buộc đă hứa với Tàu, để được chúng giúp tiếp tục giữ Quyền thu Lợi? Điều này vẫn c̣n là ẩn số. V́ thế khó mà kêu gọi ḷng dân được. Người dân Việt Nam, tuy đang sống trên Tổ Quốc của ḿnh, nhưng họ hoàn toàn chỉ là kẻ ở thuê, chứ không có quyền ǵ đối với đất nước. Tập đoàn đảng việt cộng vẫn khẳng định là chúng bao thầu mọi chuyện của cái quốc gia mà chúng gọi là „Cộng Hoà Xă Hội Việt Nam". Không được làm ǵ, để cho nhà nước lo! chúng vẫn cảnh cáo dân như thế.

Vậy th́, nếu có nổ ra trận xung đột thực sự với Tàu, hăy để cho mấy triệu đảng viên cộng sản ra tiền tuyền trước. Nếu chúng đầu hàng hay bỏ chay ra nước ngoài hết, th́ dân ta lúc đó mới nhận trách nhiệm đứng ra bảo vệ Tổ Quốc.

Chứ lúc này mà kêu gọi dân ra hứng đạn giặc Ngoại Xâm, để cho giặc Nội Xâm hưởng, th́ những hi sinh của người dân rốt cuộc cũng vô ích và dại dột như những chiến sĩ hi sinh ở Gạc-ma năm 1988.

Cái nhức óc khó khăn của người dân Việt Nam lúc này là vừa phải chống hai thứ giặc: Nội Xâm và Ngoại Xâm một lúc.

Cách đây mấy trăm năm, vua Trần Nhân Tông đă để lại di chúc cho con dân nước Việt:

„Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. V́ rằng họ cho ḿnh cái quyền nói một đàng làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là cái hoạ Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xẩy ra trên biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn đặt ra những cái cớ tranh chấp. Không thôn tính được ta, th́ gặm nhấm ta. Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang sơn của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích, vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: „Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một di chúc cho muôn đời con cháu".

Khi viết chúc thư, vua Trần đă không ngờ được sự xuất hiện của đảng cộng sản việt nam trong số „muôn đời con cháu" của ḿnh. Bất hạnh thay! ◙

Augsburg, ngày 09.05.2014. Ngày kỉ niệm Thế Chiến II chấm dứt.