Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

Biến xích sắt thành Chuỗi Mân Côi

Nguyễn Đức Tuyên

 

Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông là Đại uư thời Việt Nam Cộng Ḥa. Sau biến cố tháng 04 năm 1975, ông cùng số phận với các sĩ quan, công chức bị bắt vào trại “cải tạo”. Sau 6 năm lao tù ông được trả tự do năm 1980.

Ông là một nhà thơ, nhạc sỹ. Năm 1981, ông viết đơn tố cáo lên án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về những hành vi tội ác như hối lộ, hiếp dâm... Ông cũng làm thơ, viết nhạc ca ngợi tự do, dân chủ. V́ vậy ông bị bắt lại  hồi tháng 10 năm 1982. Đến tháng 5 năm 1983, ông bị ṭa sơ thẩm kết án tội phá hoại với mức tử h́nh. Phiên ṭa diễn ra tại rạp chiếu bóng Châu Văn nằm giữa trung tâm thị xă Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Mẹ ông kháng án, tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó, án giảm xuống c̣n chung thân. Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong 37 năm. Bên trại giam 2 lần yêu cầu ông Nguyễn Hữu Cầu viết đơn xin đặc xá nhưng ông đă không làm v́ ông chỉ kêu oan chứ không xin đặc xá.

Kháng nghị thư, khiếu kiện và người cháu làm kinh động vơ lâm

Trải dài trên 37 năm, xuyên suốt thế kỷ, 500 lá đơn khiếu kiện kêu oan của ông, mẹ già của ông, cũng như con gái ông là Nguyễn Thị Anh Thư, con trai là Trần Ngọc Bích, nhưng tất cả đều ch́m vào im lặng không được trả lời. Các con ông như Trần thị Anh Thư và Trần Ngọc Bích, và nhiều tổ chức nhân quyền đă mạnh mẽ đ̣i trả tự do cho ông.

Trong một Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu ngày 07/03/2014, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đă bày tỏ mối quan ngại sâu xa về t́nh trạng sức khỏe quá đỗi suy kiệt của nhà giáo Đinh Đăng Định[1], linh mục Nguyễn Văn Lư và nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế đ̣i trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ba tù nhân ngôn luận và lương tâm này.

Đặc biệt cháu nội Trần Phan Yến Nhi, 15 tuổi, đă gửi thư cho Chủ tịch nước và các chức sắc cao cấp nhất xin vào tù thay ông. Đây là bức thư thứ tư của cháu Yến Nhi kể từ khi cháu đi thăm ông nội lần đầu tiên hồi tháng 6 năm trước. Trả lời một cuộc phỏng vấn của RFA, Yến Nhi nói: Cũng v́ bản án nay mà bà nội của cháu đi lấy chồng khác làm cho gia đ́nh ly tán v́ không nuôi nổi 2 con là cha và cô cháu. Cũng v́ bản án này mà Bà Cố cháu trông con ṃn mỏi để rồi lại ra đi măi măi. Cũng v́ bản án này mà Ông của cháu đánh mất tuổi thanh xuân. Cũng v́ bản án này mà làm cho gia đ́nh cội nguồn của cháu ly tán 30 năm. Đúng 30 năm cha của cháu mới biết được Ông của cháu đang ở tù và cô ruột của cháu đang sống ở xa do sự giấu diếm của Bà Nội cháu. Cũng v́ bản án này mà làm cho những giọt máu của Ông lại mất đi cội nguồn. Ông Nội ruột họ Nguyễn, con trai ruột, hai cháu nội ruột lại mang họ Trần… đau và thật đau khi nghĩ đến cuộc đời Ông. Ông nội an tâm, cháu rất tự hào về Ông Nội của Cháu.

Ra tù, khi biết tin về người cháu gái, ông Cầu nói:” Sao nó mới 13, 14 tuổi mà nó làm kinh động vơ lâm.”

Cũng xin nói rơ về trường hợp anh Trần Ngọc Bích: anh có họ Nguyễn nhưng mẹ anh lấy chồng khác và v́ vậy anh phải mang họ Trần của dượng. Anh cũng không biết ba ḿnh bị tù. Năm 1999  th́ người bạn của ba anh  nói, “Con không phải là con của ông Trần Văn Phụng đâu mà con là con của ông Nguyễn Hữu Cầu, người đă bị kêu án tử rồi xuống c̣n án chung thân. Ông cũng nói là ba anh đang ở tù ở miền Trung.” Anh t́m được cha vào năm 2004.

Ra tù trong cảnh bệnh hoạn kiệt sức

Quyết định đặc xá đối với ông được kư vào ngày 10/03/2014. Tuy nhiên, phải 10 ngày sau trại giam Z30A Xuân Lộc mới chịu trả tự do cho ông về nhà. Ông Nguyễn Hữu Cầu rời khỏi trại giam lúc 9 giờ 30 sáng ngày 20/03/2014. Đến 21 giờ tối cùng ngày th́ được xe trại giam đưa về nhà con trai, là Trần Ngọc Bích, tại ấp An Ḥa, xă An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.

Khi ra tù ông Cầu đă có đôi lời cảm tạ đến mọi người:

Kính đến các chiến hữu, tôi vui mừng không sao nói được khi nghe con trai tôi là Trần Ngọc Bích đă nói với tôi rằng các chiến hữu đă giúp đỡ cho tôi trong những năm qua để các con tôi có điều kiện thăm nuôi tôi và giúp cho con trai tôi trị bệnh tai, hiện nay cháu đă b́nh phục một tai, tôi rất cảm động trước tấm ḷng quư báu của các chiền hữu…. thật cảm động. Tấm ḷng quư báu của các chiến hữu đă làm cho tôi có thêm nghị lực sống”.

Chứng tá Đức Tin

Tối Chúa Nhật 30/03/2014, trong Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lư và Ḥa B́nh tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Gíup, DCCT Saigon, ông GB. Nguyễn Hữu Cầu đă công khai chia sẻ và làm chứng về Hành Tŕnh Đức Tin của ḿnh trong suốt thời gian tù tội từ 1975 đến 2014.

Ông Cầu cho biết: “Nhờ ơn Chúa, tôi đă thành con cái Chúa 28-29 năm. Cha Nguyễn Công Đoan đă Rửa tội cho tôi vào dịp lễ Phục sinh năm 1986. Đến nay, sau 29 năm tôi mới đi dự lễ đầu tiên.” Nhờ đức tin mà ông đă vượt qua những đau khổ trong nhà tù, ông đă được Đức Mẹ cứu thoát khỏi ư định tự tử khi bị giam tại Xuân Lộc.

Sau thánh lễ ông cho biết: “Tôi cứ nghĩ đây là giấc mơ thôi. Tôi cứ nhéo tay tôi xem có phải là sự thật không. Ở trong tù, tôi ước mơ được vào một nhà thờ nho nhỏ nhưng không ngờ lại được vào nhà thờ to như thế này. Tôi cứ nghĩ, tôi đang mơ mơ, lát nữa tỉnh dậy th́ lại thấy đây là cái nhà tù th́… Tôi rất hạnh phúc v́ được tham dự thánh lễ và rước Ḿnh Thánh Chúa.”

Anh Huỳnh Anh Tú, một cựu tù nhân lương tâm cũng là bạn tù với ông Cầu và đang học Đạo, khi nghe ông Cầu chia sẻ về hành tŕnh đức tin, bùi ngùi nói: “Trong suốt thời gian anh Cầu ở trong tù, anh luôn vững tin vào Thiên Chúa nên hôm nay anh Cầu đă được Thiên Chúa giải thoát. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy rất là hạnh phúc v́ tôi sắp sửa là một thành viên trong gia đ́nh Hội thánh Chúa. Trong ḷng tôi, tôi nguyện măi măi theo chân Chúa.”

Trong phần chia sẻ, ông Cầu có nhắc đến rất nhiều bạn tù một cách thân thương, trong đó có L.M. Nguyễn Công Đoan là Cựu Giám tỉnh Ḍng Tên VN, Phụ tá Bề Trên Tổng quyền Ḍng Tên đặc trách Vùng Đông Á - Úc. Từ năm 2008 đến nay, ngài là Giám đốc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh tại Giêrusalem.

Từ Thánh Địa Giêrusalem, L.M. Nguyễn Công Đoan đă có đôi lời chia sẻ với mọi người, về những kỷ niệm khó quên không những với ông Nguyễn Hữu Cầu và c̣n với tất cả những bạn tù khác mà ngài đă từng gặp gỡ, sống chung, đặc biệt là việc Rửa tội cho ông Cầu vào lễ Phục Sinh năm 1986. Ngài viết: “Tôi bỗng dưng được nổi tiếng ké từ mấy ngày nay, nhờ ông Nguyễn hữu Cầu. Ông đứng lên làm chứng về ơn đức tin ông đă được trong khám tử h́nh, lại c̣n khai thêm tên người làm phép Rửa cho ông mấy năm sau, khi cùng nhau vác cuốc ra đồng ở trại Lao Động Z30A, núp sau chân núi Chứa Chan. Anh em trong trại hay gọi đùa là núi “Chán Chưa”! thế mà có người ở hoài chưa chán đấy!

Ông đă được biết Chúa nhờ bao nhiêu người ông đă có duyên gặp từ khi vào tù và ông đă sống đức tin một cách sâu xa với chuỗi Mân Côi và chặng đàng thánh giá. Cái xâu chuỗi ông dùng thật là hy hữu, có lẽ phải đề nghị GUINESS đưa vào kỷ lục thế giới, nhưng cái ơn kiên tŕ trong đức tin và sự biến đổi nội tâm th́ GUINESS không thể kiểm chứng được, mà chỉ có những người cùng chung đức tin mới cảm thông được và ca ngợi Thiên Chúa cùng với Đức Mẹ: "Linh hồn tôi ngợi khen Chua".

Cha Đoan viết tiếp:Nhiều người nhắn tin, yêu cầu tôi “phát biểu cảm tưởng”, th́ tôi cũng xin nói thêm. Chuyện “như một sự t́nh cờ”. Có một bài ca sinh hoạt quen thuộc: “Gặp nhau đây, rồi chia tay, đường trường sông núi hẹn nhau ta sum vầy”. Gặp nhau trong tù cũng vậy thôi. Gặp nhau đây, rồi chia tay… v́ lệnh “chuyển trại” có thể tới bất cứ lúc nào.

Các cựu tù nhân lương tâm dự lễ với ông Nguyễn Hữu Cầu, b́a trái: anh Huỳnh Anh Trí, Trương Minh Đức và Huỳnh Anh Tú;  b́a phải : anh Nguyễn Bắc Truyển

Và L.M. Đoan kết luận:Trong câu chuyện đức tin của ông Cầu cũng như trong nhiều chuyện khác ở trong tù, tôi chỉ là:

Như Một Sự T́nh Cờ

Lạy Chúa, xin cứ dùng con theo ư Chúa,
làm chân tay cho những người què cụt,
làm đôi mắt cho ai phải đui mù,
làm lỗ tai cho những người bị điếc,
làm miệng lưỡi cho người không nói được,
làm tiếng kêu cho người chịu bất công.

Lạy Chúa, xin cứ gởi con ra đồng lúa,
để đem cơm cho người đói đang chờ,
và đem nước cho người họng đang khô,
đem thuốc thang cho người đang đau ốm
đem áo quần cho người đang trần trụi,
đem mền đắp cho người rét đang run.

………………………….

Lạy Chúa, xin cứ dùng con làm tất cả
cho mọi người được hạnh phúc yên vui,
c̣n phần con, xin gởi hết nơi Ngài
là Thiên Chúa, T́nh Yêu và Lẽ Sống,
Ngài cho con tất cả niềm hy vọng,
để tin yêu mà vui sống trọn đời. 

Trại lao động cải tạo Z30A – 1987

L.M. Vĩnh Sang, Giám tỉnh DCCT cũng đă ghi lại những ǵ chứng kiến nơi ông Cầu trong Ngày Tạ Ơn nói trên. Ngài nói:” Điều bất ngờ là khi trở về với gia đ́nh, ông thu xếp để lên thành phố khám bệnh, đă đến thăm ngay Nhà Ḍng chúng tôi, ông cho biết trong tù ông đă trở thành Ki-tô hữu, cha Giuse Nguyễn Công Đoan, Ḍng Tên, bạn tù với ông, đă âm thầm cử hành Bí Tích Thánh Tẩy cho ông đúng Lễ Phục Sinh 1986, đặt tên Thánh là Gioan Baotixita. Bây giờ th́ ông xin chúng tôi dẫn vào Nhà Thờ Kỳ Đồng Sàig̣n để cám ơn Chúa và Đức Mẹ, ông đă khóc rất nhiều trong Nhà Thờ, người tù xuyên thế kỷ tưởng đă cạn khô nước mắt nay lại dâng trào, ông véo mạnh liên tục vào hai tay của ḿnh mà hỏi: “Tôi có nằm mơ không?

L.M. Vinh Sang kết luận: Tôi muốn tự hỏi lại ḿnh, hỏi lại hành tŕnh Đức Tin của chính ḿnh, hỏi lại những xác tín của đời ḿnh, hỏi lại ḿnh trước tấm gương Nguyễn Hữu Cầu, tôi gọi ông là “chứng nhân Đức Tin”.

 Trải nghiệm trong những năm tù đầy

Trả lời RFA ngày 28/03/2014, ông Nguyễn Hữu Cầu đă chia sẻ rất nhiều điều liên quan tới một phần ba (1/3) thế kỷ trong lao tù; chúng tôi xin ghi một vài điểm quan trọng.

Mặc Lâm: Nghe cái cách anh diễn ta th́ coi bộ vẫn c̣n lạc quan lắm có thể v́ được sống chung quanh bởi t́nh yêu thương của con cái, bạn bè cũng như là dư luận đă làm cho anh lạc quan hay là sự lạc quan này anh đă có trong trại từ lâu rồi thưa anh?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Thứ nhất cha tôi theo đạo Công Giáo mà mẹ tôi là Phật Giáo do đó Đức Giê-su, Đức Thích Ca ngự trị trong tim ḿnh, đức tin nó hướng dẫn cho ḿnh sống. Rồi thêm những hoàn cảnh tù đày của bạn bè, những vấn đề đấu tranh của ḿnh liên tục. Bởi v́ ḿnh chính nghĩa, thành ra ḿnh cố gắng, nhờ như vậy nhiều lúc nó cũng mệt mơi lắm.

Rồi nhiều lần, hai lần định tự tử nhưng mà tới giờ đó tự nhiên tâm linh ǵ khiến ḿnh mạnh mẽ lại. Có nhiều lần nghĩ đến ông Tổng thống Nelson Mandela ổng đáng tuổi cha ḿnh vẫn ráng phấn đấu ở đến 27 năm. Lúc 18, 19 năm ḿnh cũng thần tượng ổng lắm, ḿnh tự hỏi tại sao mà con người chịu đựng được, rồi ḿnh cầu nguyện luôn thông qua Thiên Chúa để có cái tâm linh kết nối với ổng.

Thành ra bây giờ có nhiều người bạn ở đây, khi về nó giỡn nó nói ông là Nelson Mandela. Tôi nói trời ơi, không có đâu! ông kia người ta vĩ đại c̣n ḿnh, tại gặp cái đám này nó nhốt hoài thành ra là 32 năm. Chứ làm sao dám so sánh với thần tượng của ḿnh là ông Nelson Mandela được.

Mặc Lâm: Chúng tôi được biết có một thời gian rất dài anh không liên lạc với gia đ́nh được, con cái th́ không biết. Trong hoàn cảnh thiếu thốn như vậy làm sao anh vượt qua khi nguồn lực tài chánh cũng như thức ăn, thuốc men không có th́ làm sao anh sống?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Dạ, suốt thời gian đó, nói ví dụ như thuốc hút hết th́ ḿnh lại ghiền, sáng sáng ṃ mấy cái đống rác gom lại được vài trăm cái đuôi rồi sả ra, tối lấy tờ báo cũng ph́ phà. Cơm th́ trại lúc đó một tháng nó phát cũng đựợc hai chén muối, ḿnh phân ra. Tôi là chuyên gia ở biệt giam, ban đêm cóc nhái nó nổi lên th́ tự nói: thôi để tao nghe lời Phật, mày giúp tao sống, tao cũng làm được chuyện ǵ đó! Rồi bắt một, hai con rồi cũng làm. Thỉnh thoảng lắm, năm, bảy ngày có rau tàu bay, rau sam ǵ cứ làm, lúc đó sao bao tử nó mạnh khỏe kỳ cục, ngày làm hai chén.  Kẹt lắm, có mấy em nó nuôi heo, nó quăng cho mấy miếng cơm cháy, ḿnh đem ḿnh hấp ăn thêm.

Mặc Lâm: Đó là những thiếu thốn về vật chất c̣n tinh thần th́ sao anh? Anh thấy t́nh người giữa bạn tù với nhau hay sự đối xử của cán bộ quản lư trại giam họ có t́nh người hay không khi sống chung với anh một thời gian lâu như vậy?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Các anh em bạn bè xung quanh kể cả h́nh sự, chính trị ḿnh không phân biệt. Mấy em thỉnh thoảng nó lên chú chú, anh anh thảy cho ḿnh mấy cục đường, năm ba trái ớt. Rồi cán bộ mà thứ cao th́ không có, thứ đại úy, thượng úy họ sợ liên hệ với ḿnh. Nhưng ban đêm đi gác, họ nhá nhá, họ để cho hai gói thuốc, có khi để nửa kư đường cho ḿnh.

Thậm chí có thời gian ở nhà gởi Kinh Phật, Thánh Kinh vô bị biên bản đốt, th́ số cán bộ họ ra họ đọc họ nói: Trời ơi! Cái lời ông Giê-su ǵ đó, ông Thích Ca ǵ đó hay quá mà sao đốt? thôi tôi cất lại cho anh, rồi tôi lấy báo ngụy trang đốt phừng phừng lập biên bản có đốt rồi, mai mốt anh mà được đặc xá hay mà được thả về anh ghé nhà tôi.

Hiện nay tôi có gần mấy chục cuốn Thánh Kinh và mấy Kinh Phật đó là do ba bốn ông cán bộ giữ dùm ḿnh đó. Nói tóm lại trong cái âm có cái dương và trong cái dương có cái âm. Ḿnh nghĩ vậy đó, nhưng mà điểm lại kẻ xấu, người tốt th́ cứ nói là trời ơi, ngó xuống mà coi Thạch Sanh th́ ít Lư Thông th́ nhiều! Hoàn cảnh nó vậy đó, chứ không phải tất cả đều xấu.

Mặc Lâm: Quay lại với lệnh đặc xá của Chủ tịch nước, trong hoàn cảnh kéo dài ba mươi mấy năm trong tù của anh như vậy th́ cái lệnh này nó có muộn màng lắm hay không? Anh cảm thấy xúc động hay biết ơn vể cái lệnh này ra sao?

Ô. Nguyễn Hữu Cầu: Dạ, xin thông qua cái đài này, cám ơn Chủ tịch nước đă kư cho tôi cái lệnh về, nhưng mà tôi là rất bất đồng. Bởi v́ trong bao nhiêu năm tôi gởi năm trăm lá đơn về cái vụ án, khởi điểm là tôi v́ tố giác ông Viện trưởng Viện Kiểm Sát. Bây giờ nói thẳng phải gọi nó là cái thằng! Nó làm những chuyện hiếp dâm, cướp của. Nó đập đầu người vượt biên tới chết. Tôi gởi đơn ra tận báo Nhân Dân rồi sau cái đơn đó nó lộn về tỉnh, nó dùng quyền lực, nó bức chế tôi.

Tôi có  đầy đủ chứng cớ chứng minh là tôi không có tội. Rồi tiếp theo đó là vô tù, những cảnh mà cán bộ bán x́ ke, ma túy, làm bia giả rượu giả, thực phẩm giả bán ra ngoài cho dân chúng ăn. Rồi lấy công xa chở gỗ từ Xuân Lộc về miền Tây bán, chở gạo về bán tại đất Xuân Lộc này chia hàng trăm triệu như vậy. Trong khi một người ở ngoài người ta lam lũ kẹt quá ăn cắp chiếc xe đạp hay là cái ǵ đó chỉ có năm ba chục ngàn là ở tù bảy tám năm, c̣n tụi nó đi một tuần về là vài trăm triệu!

Những cái đó tôi đă viết đơn tố cáo nó. Tố cáo trại K1, nó đưa tôi vô K2, tố cáo trại K2 nó đưa tôi vô K3, rốt cuộc rồi v́ lư do đó mà nó không dám đưa cái đơn khiếu nại của tôi lên trung ương đảng và nhà nước. Bởi v́ nó biết khi lên trung ương đảng và nhà nước này xét vụ án của tôi th́ cái bọn tội phạm, cái bọn giám thị và cán bộ tội phạm nó sợ tôi x́ hàng chục vụ án mà hồ sơ chứng từ, chứng nhân, chứng cứ, chứng lư và nhân chứng tôi đă nắm đầy đủ.

Hôm bữa tôi về nó không cho tôi ôm cái xấp hồ sơ đó về. Tôi nói nếu mấy ông không cho mang nó về th́ tôi sẵn sàng xé cái giấy Chủ tịch nước cho tôi về! cuối cùng nó cũng phải cho tôi về. Thành ra để chữa bệnh xong tôi cũng tiếp tục làm cái công việc này, công việc đấu tranh cho ḥa b́nh công lư rơ ràng chứ không thể xập xí xập ngầu.

Trên Đức Mẹ TV tại Việt Nam trong chương tŕnh Việt Nam Tuần Qua, ngày 29/03/2014, phóng viên Anna Huyền Trang đă hỏi về trải nghiệm đức tin ở trong tù, ông Nguyễn Hữu Cầu tâm sự, khi vào tù, ông nhớ tới lời cha, có lần nhắc nhở ông về Chúa, nên ông mong hiểu về đạo Chúa. Trong 2 năm, ông đến với những người tù Công giáo để học đạo. Ông học hỏi về Đạo, cố gắng học thuộc các kinh, nhất là kinh lần hạt Mân Côi và 14 đàng Thánh Giá. Một nhóm tù khác cũng học như ông. Họ lấy kẽm gai viết lời kinh trên đất rồi học. Có lúc vừa cuốc đất vừa học, một lời kinh là một nhát cuốc, như vậy tâm hồn b́nh an hơn. Cái thú vị là sách này có thể giữ an toàn, không sợ bị cán bộ xét pḥng tịch thu; có thể đọc và nghiền ngẫm mà không cần ánh sáng bên ngoài, trong tư thế nào cũng được. Đầu năm 1986, ông liên lạc với thầy Vũ, thầy Minh, cha Trần Đ́nh Thủ và cha Nguyễn Công Đoan để xin theo Đạo. L.M. Đoan muốn ông học đạo từ 6 tháng đến 2 năm trước khi chịu phép Thánh Tẩy. Sau khi trao đổi, thấy ông thuộc kinh và hiểu đạo nên quyết định Rửa tội sớm cho ông và đặt tên Thánh là Gioan Baptixita.

Ông cho biết, trong tù có nhiều người trở về đạo Chúa, đặc biệt là các tay anh chị, “mặt quỷ, đầu lâu”. Sau khi theo Đạo, họ đổi tính “kỳ lạ lắm”, trở nên hiền ḥa, nhân hậu.

Xích sắt thành Chuỗi Mân Côi

Trả lời câu hỏi ông đă sống đạo thế nào, ông nói, đọc kinh, cầu nguyện và sống an ḥa. Mỗi ngày ông lần 6 chuỗi Mân Côi và 7 lần viếng đàng Thánh Giá.

Ông dùng vải biến cái xích nặng, dài và to thành chuỗi Mân Côi, Khi bị cùm chân, những mắt xích trở thành những hạt chuỗi Mân Côi. Ông nói: “90 mắt xích, tôi đă buộc 50 mắt xích lại và chừa 5 mắt xích trong và đó là chuỗi Mân Côi đầu tiên của tôi.” Cứ 10 mắt, một nút nhỏ, là mười kinh; 50 mắt thắt một nút lớn là năm chục, và hàng ngày lần hạt trên chiếc xích sắt. Một thầy lấy sọ dừa làm cây Thánh Giá tặng ông.

Đối với ông, ḿnh phải sẵn sàng mọi sự, nếu bất thần về với Chúa, ḿnh đă “sạch rồi”, không phải lo lắng ǵ. Ông vẫn xác tín là nếu ngày mai người ta thi hành án tử h́nh th́ ông sẽ được gặp Chúa và Đức Mẹ. 

Sự chiệm niệm Kinh Mân Côi cách nhiệt t́nh, đơn sơ và sốt sắng của ông G.B. Nguyễn Hữu Cầu  làm cho chúng tôi nhớ lại lời Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Rosarium Virginis Mariae, số 5: “Kinh Mân Côi thuộc về truyền thống tốt đẹp và đáng ca ngợi nhất của chiêm ngưỡng Ki-tô giáo. Được phát triển bên Tây phương;  đó là một h́nh thức cầu nguyện suy tư điển h́nh, tương ứng cách nào đó với lời kinh của con tim hay lời kinh kêu tên Chúa Giê-su cắm rễ trong mảnh đất Ki-tô giáo Đông phương”.

Kinh Mân Côi qui tụ thành 15 ngắm, tượng trưng cho 15 mầu nhiệm hay biến cố chính yếu của cuộc đời Chúa Giê-su. Kinh Mân Côi là bản tóm lược Tin Mừng và cuộc đời của Chúa, lịch sử ơn cứu độ và là một lời kinh để cho chúng ta suy gẫm. Nếu đọc kinh Mân Côi sốt sáng và áp dụng những mầu nhiệm của kinh Mân Côi vào đời sống ta sẽ nhận được nhiều ơn phúc.

Khỏe Re Như Con Ḅ Kéo Xe

Ngoài thơ văn, ông Nguyễn Hữu Cầu c̣n viết nhạc nữa. Nhạc của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu cũng tỏa sáng qua những t́nh ca, tù ca. Trước khi được rửa tội, ông dă viết được những giai điệu Thánh ca. Rơ ràng đây là sự linh hướng của Thiên Chúa dành cho ông. Cho dù có những lúc tuyệt vọng, có những giây phút cùng cực nhưng ông vẫn cảm nhận được t́nh yêu Chúa tuôn đổ trong ông. Đến nay, ông có khỏang 100 bài nhạc về Thánh ca, Kinh ca cũng như t́nh ca và khỏang 40 bài tù ca.

Bài Oan Khúc Người Tù Kiên Giang c̣n có tên là “Khỏe Re Như Con Ḅ Kéo Xe” do chính ông sáng tác và tŕnh bày khi được phóng viên Con Đường Việt Nam đến thăm và phỏng vấn tại bệnh viện hôm 24/03/2014 và sau đó trên Đức Mẹ TV ngày 03/04/2014, khá độc dáo và súc tích.

Trong cuộc tṛ truyện trên Đức Mẹ TV ông tŕnh bầy bài hát Khỏe Như Con Ḅ Kéo Xe  với chiếc guitar, khá nhuần nhuyễn và điêu luyện, làm rơi lệ hàng ngàn người nghe.[2]

Ông nói, bài hát được sáng tác theo một thể loại đặc biệt, gồm 1 điệp khúc và 7 phiên khúc, chung một gam, một đề tài. Trong điệp khúc có những lời ước mơ:

Khỏe re như con ḅ kéo xe, khỏe re như con ḅ kéo xe. Mai mốt ta về ta mua một con ḅ, rồi ta sẽ đi, đi lên trên núi cao. Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài, rồi ta sẽ nhờ con ḅ kéo theo đằng sau. Khỏe re như con ḅ kéo xe, khỏe re như con ḅ kéo xe

 Ông giải thích, thật ra, kéo xe là công việc nặng nhọc, nhưng coi như khỏe re, nhờ ư chí.

Nội dung bài hát trước hết, mô tả về một số chuyện mắt thấy tai nghe:

Nếu có một ngày ai có đến Tiền Giang hăy lắng nghe một câu chuyện đau ḷng, chuyện ngày Rằm tháng bẩy Vu Lan, Ủy Ban Quân Quản Tiền Giang giét người. Ma vương hô hố tiếng cười sau khi chúng giết hai người thành ba. Bào thai tám tháng không tha, bào thai tám tháng mang ra tử h́nh. Tiền Giang ôi hỗi Tiền Giang, Tiền Giang ôi hỗi Tiền Giang, đau ḷng Huệ Lan.

Ta c̣n nghe những câu thật đau buồn, năo nuột như:

Ta sẽ nói về những người tù từ Kiên Giang, ta sẽ nói về những người tù từ Nha Trang, những người tù từ xứ Huế, những người tù từ Quảng Nam, những người tù từ phương Bắc, những người tù từ phương Nam, những người tù từ Tiền Giang, những người tù từ Long Xuyên, tử h́nh vô số ba miền, AK cướp mạng, nhân quyền rác rơm.

Ông nói về tuổi thơ:

Chú ơi cha cháu đi đâu, chiều nao cháu cũng ra cầu đứng trông, bà ngồi khóc bảo đừng mong, cha con cộng sản khoan hồng ra ma.. chú ơi cháu có con gà, cháu nuôi lâu lắm chờ cha cháu về, gà tre đẻ trứng nhiều nè, mai mốt cha về nấu chè cha ăn, Trời ơi, Phật hỡi nghe chăng, Chúa trên thánh giá, xót thương ngậm ngùi.

Sau hết, cái quan tài mà con ḅ kéo đàng sau, khi mở nắp trong đó đầy chứng tích đau thương: một thời tù đầy bên nhau, một thời tù đầy gian lao, một thời cộng xiềng thương đau, từng ḍng lệ đá tuôn ra, núi ứa lệ ra, AK cướp mạng, nhân quyền rác rơm.

Theo ông, công việc của chúng ta là biến những dụng cụ tra tấn như gông cùm, xiềng xích, mục rữa trong quan tài thành cầy bừa. Một quan tài ḥa b́nh, ḥa giải, nhân ái của con cháu Hùng Vương, Mẹ Âu Cơ dành cho mai sau: rừng xanh hiện ra ngàn hoa lừng thơm ngát, đường xa ḿnh ta vừa đi vừa ca hát, trăng thanh gió mát, hương hoa bát ngát, ta hát t́nh ca cho quê hương, ta t́m tranh, t́m tre, rồi che nhà bên suối, gần nhà nhiều cỏ lắm, cỏ ngon lành cứ tự nhiên đi trên non cao, …

Từ một người tù xuyên suốt thế kỷ với những mất mát khổ đau tột cùng, giấc mơ và nguyện ước của ông Gioan Baotixica Nguyễn Hữu Cầu là yêu thương, ḥa b́nh, công lư và nhân ái. Từ đâu mà trong tâm tư ông hiện ra ngàn hoa rừng thơm ngát như vậy?

Phảng phất bên tai tôi là lời Kinh Ḥa B́nh của Thánh Phanxicô:

Lay Chúa, xin hăy dùng con như khí cụ b́nh an của Chúa.

Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an ḥa vào nơi tranh chấp, đem chân lư vào chốn lỗi lầm.

Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.

Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

 

( Trích cuốn sách Hành Tŕnh Đức Tin, Những Trường Hợp T́m Về Đạo Chúa, sắp tái bản tại Hoa Kỳ)

 


[1] Thầy giáo Đinh Đăng Định sinh năm 1963 tại Hải Dương, v́ đ̣i tự do, dân chủ và chống dự án Bauxit Tây Nguyên nên bị bắt và bị kết án 6 năm tù vào  tháng 10 năm 2011. Ngày 2 tháng 3 năm 2014, được trả tự do. Ông gia nhập đạo Công giáo, tên thánh là Phêrô. Ông mất ngày 3 tháng 4 năm 2014. Lễ an táng tại nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế Saigon.

[2] Trong ṿng một tuần lễ, chúng tôi thấy được con số 12,480 người xem bài này trên You Tube