Thư Ṭa Soạn - 149

39 năm đă qua đi kể từ khi cộng sản chiếm Sài G̣n và đặt cả nước Việt Nam dưới chế độ độc tài, toàn trị. Chúng ta không ngồi nhớ nhung, than khóc, cũng không chủ trương gây hận thù và đổ máu thêm để "lấy lại quê hương", nhưng chúng ta không thể bất động nh́n đồng bào đau khổ và đất nước bị ngoại bang xâm lấn. Ngay từ sau ngày 30-4-1975, không một người Việt Nam nào không mong chính quyền mới biết xóa bỏ hận thù, tạo t́nh đoàn kết dân tộc, hàn gắn những vết thương của chiến tranh và huy động nỗ lực của toàn dân vào việc xây dựng một xă hội tự do, no cơm ấm áo. Nếu những người cầm quyền làm những việc này th́ không c̣n ai chống đối, hàng triệu người không phải bỏ nước ra đi t́m tư do, kho tàng chất xám của miền Nam sau nhiều chục năm đào tạo không bị thất thoát ra nước ngoài, quốc tế sẵn sàng viện trợ dồi dào cho việc tái thiết và phát triển kinh tế. Tiếc thay, những người lănh đạo đă có cái nh́n thiển cận, duy ư chí, duy ư thức hệ, tưởng rằng sau chiến thắng quân sự, họ có thể làm được bất cứ điều ǵ họ muốn với quan niệm nước và dân chỉ là công cụ phục vụ chế độ, không có sự ngược lại. V́ thế, đất nước hôm nay vẫn c̣n nằm trong t́nh trạng chậm tiến so với các nước lân bang, dân tộc Việt Nam vẫn bị cướp mất những quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tư hữu đất đai... Thêm vào đó là guồng máy đàn áp man rợ, vô luật pháp với những tṛ tiểu xảo, hạ cấp, không xứng đáng với tư cách phải có của một chính quyền.

39 năm đă làm cho nhiều người dân trong nước mở mắt v́ chính họ và những người thân quen đă trở thành nạn nhân của chế độ. Họ thấy trước mắt t́nh trạng xă hội, kinh tế, giáo dục, y tế càng ngày càng suy thoái, hố ngăn cách giầu nghèo ngày một lớn, những bất công ngày một gia tăng, nạn tham nhũng tàn phá cơ cấu xă hội và niềm tin trong ḷng người. Chế độ hiện thời ở Việt Nam đă trở thành một chế độ tư bản rừng rú, vô đạo đức và không có t́nh người. V́ vậy, nhiều thành phần nhân dân đă ngang nhiên lên tiếng nói, tụ tập biểu t́nh phản đối nhà cầm quyền ở mọi cấp, bất chấp những đàn áp, những vu oan giá họa và những cách đối phó hèn hạ. Đặc biệt hơn nữa, từ cuối năm 1973, nhiều tổ chức có tính cách đấu tranh cho quyền lợi của những thành phần nhân dân đă thành h́nh và công khai ra mắt: Mạng Lưới Bloggers Việt Nam (cuối 2013), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm (18-2-2014), và mới dây Ban Vận Động Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập VN (Tuyên Bố 3-3-2014) với 61 nhà văn kư tên, trong dó có nhiều người nổi tiếng như Nguyên Ngọc, Hà Sĩ Phu, Bùi Chát, Đỗ Lai Thúy, Bùi Ngọc Tấn, Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyễn Huệ Chi... Tổ chức này sẽ có khả năng thay thế và làm lu mờ Hội Nhà Văn con đẻ và công cụ của nhà nước.

Chỉ cần nh́n t́nh trạng rệu ră, bất lực của guồng máy công quyền, trừ bộ phận công an đàn áp và thi hành những việc bẩn, chỉ cần nh́n những thay đổi trong ḷng dân và những hành động lẻ tẻ đang được quy vào những tổ chức công khai ra mắt và sinh hoạt ở trong nước, mở đầu cho việc thành h́nh một xă hội dân sự đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng một cách ôn ḥa, trước khi đi đến một sự thay đổi toàn diện, chúng ta thấy chế độ cộng sản không c̣n thể trụ lâu tại Việt Nam nếu không cải tổ triệt để. Mà nếu cải tổ triệt để th́ cộng sản sẽ mất những vơ khí cơ bản là bạo lực và dối trá. Từ đó sẽ đi đến tan ră một cách nhanh chóng.

Mỗi lần kỷ niệm ngày 30 tháng 4, chúng ta không khỏi buồn phiền, nhưng không được mất niềm hy vọng và không được buông xuôi việc đấu tranh cho quyền làm người của đồng bào ruột thịt, cho sự toàn vẹn lănh thổ và sự phồn vinh của đất nước.

Trong tháng Tư này, Giáo Hội Công Giáo cũng có một biến cố quan trọng, đó là lễ phong Hiển Thánh vào ngày 27-4-2014 tại Roma cho hai Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chỉ nắm quyền điều khiển Giáo Hội có 5 năm (1958-1963) và đă lớn tuổi khi lên ngôi (77). Ai cũng tưởng ngài chỉ là một vị giáo hoàng chuyển tiếp, không thể thực hiện một kế hoạch ǵ quan trọng và đ̣i hỏi nhiều thời gian. Nhưng mọi người đă lầm. "Cụ già" đă triệu tập Công Đồng Vatican II năm 1962 lúc Cụ 81 tuổi. Đây là Công Đồng quan trọng nhất và nổi tiếng nhất của Giáo Hội v́ đă đưa Giáo Hội hội nhập với thời đại, sống thích hợp với nhân loại cuối thiên niên kỷ thứ nhất và cùng nhân loại đi vào thiên niên kỷ thứ hai.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là nhà lănh đạo tinh thần của thời đại mới. Ngài mở mọi cánh cửa đối thoại. Ngài chú tâm tới giới trẻ và được giới trẻ thương yêu. Ngài can trường đấu tranh cho công lư, nhân quyền và chống áp bức. Hậu qủa là ngài đă lănh đạn (nghiă đen) của "Trục ma qủy". Ngài vác thánh giá đi cùng thế giới để loan truyền Lời Chúa và kêu gọi thương yêu. Ngài có sức thu hút mạnh mẽ khiến báo chí phương Tây đă gọi ngài là sao trong những màn tŕnh điễn chỉ có một người (one man show) và dùng cả thế giới làm sân khấu.

Có thể nói hai vị Thánh Giáo Hoàng này không hẹn mà gặp, có liên hệ mật thiết với nhau. Gioan XXIII triệu tập Công đồng, đề xướng những thay đổi và cải cách. Gioan Phaolô II đưa những thay đổi và cải cách của Công Đồng ra thực hành. Vai tṛ của hai vị đều cần thiết và bổ túc cho nhau.

Chúng ta cầu xin hai vị Tân Thánh Giáo Hoàng bầu cử cho Giáo Hội vượt qua những khó khăn trên đường thị hành sứ mệnh Tông Truyền, cho Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô được khỏe mạnh và sáng suốt trong công việc kế nghiệp các Ngài, cho nhân loại biết thương yêu nhau để xây dựng ḥa b́nh, và cho dân tộc Việt Nam sớm tới ngày xóa bỏ những kỷ niệm đau thương của biến cố 30-4-1975. ◙