Lượm Lặt Đó Đây - 149

Trần Phong Vũ

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2014

Chúng ta đang sống giữa Mùa Chay Thánh 2014. Rảo qua các trang mạng Công Giáo, mọi ta đọc được những suy tư của Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp của ngài gửi tới từng tín hữu như một lời nhắc nhủ mọi người hăy sống tinh thần khó nghèo của Chúa Giêsu. Sứ điệp của ĐTC gợi hứng từ câu nói của thánh Phaolô:

"Thực vậy, anh chị em biết ḷng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta: Ngài giàu sang, nhưng đă trở nên nghèo v́ anh chị em, để anh chị em trở nên giàu sang nhờ cái nghèo của Ngài" ( 2 Cr 8, 9 ).

Chắc chắn hai chữ "giàu sang" mà thánh Phaolô muốn nói tới mang ư nghĩa hoàn toàn khác với cách hiểu của con người trần tục. Nó nằm trong tâm ư của Chúa Giêsu mà theo lời giáo huấn của ĐTC Phanxicô: "Trước tiên những lời ấy nói với chúng ta đâu là đường lối của Thiên Chúa. Thiên Chúa không tỏ ḿnh bằng những phương thế quyền lực và giàu sang của trần thế, nhưng bằng những phương thế yếu đuối và nghèo nàn..."

Sự kiện ĐTC lấy tên Thánh Phanxicô thành Assisie –một vị Thánh người Việt Nam quen gọi là Thánh Phanxicô Khó Khăn- làm tông hiệu Giáo Hoàng ngày 13-3-2013, sau khi mật nghị Hồng y bầu ngài làm người kế vị ngai Thánh Phêrô, đă báo trước con đường ngài chọn lựa cho chính ḿnh cũng như cho Giáo Hội. Đó là con đường phục vụ đám đông nghèo khó đang rất cần đến t́nh thương của mọi người.

Ngược ḍng thời gian, trong những tháng năm c̣n là linh mục, giám mục, hồng y trên quê hương Á Căn Đ́nh, ngài đă chọn lối sống phục vụ, giản dị, đơn nghèo, từ nơi cư ngụ cho tới cách sống, phương tiện di chuyển hàng ngày. Dư luận đă nói thật nhiều về những tháng năm ngài lăn lộn trong những khu nhà ổ chuột để chia sẻ cuộc sống khó khăn, lam lũ của những thành phần bị xă hội khinh chê, loại bỏ. Và những ǵ ngài quyết tâm thực hiện cho Giáo hội –khởi đi từ chính bản thân của ḿnh- từ ngày trở thành vị lănh đạo tinh thần của hơn một tỷ tín hữu trong Giáo hội hoàn vũ đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Sự kiện tạp chí Times, một tạp chí hàng đầu của Mỹ chọn ĐTC Phanxicô làm nhân vật của năm 2013 là một minh chứng cụ thể.

Với sứ điệp này, hàng giáo phẩm, các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam, chúng ta nghĩ ǵ và phải làm ǵ để sống xứng đáng là người con Chúa trong Mùa Chay Thánh năm nay?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI MỸ MỜI ĐTC ĐỌC DIỄN VĂN

Hôm 13-3, kư giả Susan Davis của tờ USA Today đưa tin: dân biểu John Boehner, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ đă chính thức mời ĐTC Phanxicô đọc diễn văn tại lưỡng viện Quốc Hội Mỹ. Theo báo USA Today th́ nếu ĐTC nhận lời th́ đây là nột biến cố chưa từng diễn ra tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Nh́n lại lịch sử h́nh thành cơ quan lập pháp Mỹ, chưa một vị Giáo Hoàng hay nhà lănh đạo tôn giáo nàođă được mời đọc diễn văn tại lưỡng viện Quốc Hội Mỹ.

Dân biểu John Boehner nói: "Diễn từ của Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đem lại một vinh dự lớn cho xứ sở chúng ta, một xứ sở đă duy tŕ được những truyền thống tốt đẹp nhất qua các thể chế dân chủ". Ông nhấn mạnh: "Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để dân chúng Hoa Kỳ cũng như các quốc gia trên thế giới được nghe đầy đủ sứ điệp của vị lănh đạo tinh thần tồi cao của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ".

Nhân định về cá nhân Giáo Hoàng Phanxicô, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ nói: "Ngài đă gợi cảm hứng cho hàng triệu người Hoa Kỳ qua cung cách mục vụ và tinh thần tôi tớ lănh đạo, phản ảnh trong các vấn đề về phẩm giá con người, tự do và công b́nh xă hội. Những nguyên tắc này là ư tưởng căn bản của nước Mỹ, nhưng đôi khi quốc gia chúng ta đă không sống theo những nguyên tắc này mà khá nhất, chúng ta mới chỉ cho họ đời sống mới trong khi chúng ta đi t́m kiếm lợi ích chung."

Được biết, gần đây có tin cho hay, tháng 8 năm nay, ĐTC Phaxicô sẽ thăm viếng Hoa Kỳ để chủ tọa đại hội Mục Vụ Gia Đ́nh.


GIÁM MỤC CÔNG GIÁO CRIMEA CHỈ TRÍCH TÂY PHƯƠNG

Sau khi ông Putin đạt thắng lợi trong việc tách Crimea ra khỏi Ukraine để sáp nhập Nga, Đức Cha Bronislaw Bernacki của giáo phận Odessa – Simferopol, nhà lănh đạo Công Giáo nghi lễ La Tinh cao cấp nhất tại Crimea đă lên tiếng chỉ trích thái độ lừng chừng, giả đạo đức của phương Tây trước sự can thiệp quân sự của Nga. Ngài nói: "Thế giới này bàn tán, chỉ trích Putin và thực hiện chính xác những ǵ ông ta mong đợi – đó là nói xuông không làm ǵ cả. Tách Crimea ra khỏi Ukraine chỉ là bước khởi đầu. Sau đó, người Nga sẽ tính đến phần phiá Đông Ukraine và cả phần phiá Nam, và sau đó, theo dự kiến, có thể là toàn thể lănh thổ Ukraine."

Vẫn theo vị lănh đạo Công giáo nghi lễ La Tinh tại Crimea th́ Lich sử của Ukraine đă chỉ ra rằng trong những trường hợp bị Nga xâm lược như thế này, thế giới sẽ lên tiếng một cách chiếu lệ, rồi sau đó để mặc cho người Nga muốn làm ǵ th́ làm tại Ukraine. Đa số cư dân tại Crimea, một nước cộng ḥa tự trị của Ukraine là những hậu duệ người Nga đă được đưa di dân sang Ukraine trong một chính sách thôn tính lâu dài của Nga từ hàng thế kỷ trước. Được biết, ngày 11 tháng Ba vừa qua, quốc hội Crimea tuyên bố tách khỏi Ukraine, và năm ngày sau, qua tṛ hề bầu cử tại Crimea đă đưa tới quyết định sát nhập Crimea thành một phần của Nga. Sự sáp nhập này chắc chắn sẽ dẫn đến việc khủng bố thẳng tay Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tại Ukraine.

Trong khi ấy, cha Mykhailo Milchakovskyi, linh mục chính xứ của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp ở Crimea nói: "Nhiều người không dám đến nhà thờ, sau khi bị dán cho những nhăn hiệu như những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc và phát xít. Họ bị dân chúng địa phương khiêu khích và hăm dọa". Ông giải thích thêm: "Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của chúng tôi không được cấp tư cách pháp nhân tại Liên bang Nga, v́ vậy nếu Crimea bị sáp nhập vào Nga, chúng tôi sợ các nhà thờ sẽ bị tịch thu và hàng giáo sĩ của chúng tôi sẽ bị bắt."

Nh́n vào trường hợp Ukraine trước móng vuốt của đế quốc mới Nga sô dưới thời Putin, là công dân Việt nam –bao gồm hơn 7 triệu người Công giáo-, chúng ta nghĩ sao về thân phận đất nước bên cạnh ông khổng lồ Trung cộng đầy tham vọng hiện nay?

Hôm Thứ Ba, 18-3 nguồn tin loan đi từ Mạc Tư Khoa cho hay, hàng chục ngàn dân Nga yêu chuộng ḥa b́nh, tự do và công lư, đă biểu t́nh  chống ông Putin, vị Tổng thống gốc KGB của Liên Bang Nga Xô cũ đă xua quân Nga xâm lược Crimea.