Câu Chuyện Từ Nước Đức

Chuyện Cải Tổ Tại Vatican

Phạm Hồng Lam

Vấn đề cải tổ giáo triều đă được đặt ra từ lâu.

Vào cuối thời Giáo Tông (Giáo Hoàng) Gio-an Phao-lô II, lúc ngài bị bệnh, những xáo trộn trong giáo triều bắt đầu hiện rơ. Nghe nói, có những lúc không biết ai là người thực sự lănh đạo giáo triều lúc đó. Có lẽ viễn tượng không hay này cũng là một lí do góp phần vào quyết định từ chức của Giáo Tông Biển-đức XVI. Tuần báo Die Zeit ở Đức cho hay, lí do chính của việc từ chức là những vụ tai tiếng về tài chánh tại Vatican. Khi Biển-đức được bầu vào vị trí lănh đạo Giáo Hội, vấn đề cải tổ cũng được đặt ra, nhưng ngài bảo, tôi không có khiếu về tổ chức quản trị và cũng không c̣n sức làm chuyện này, hăy để lại cho vị kế nhiệm làm. Và như ta thấy, năm 2011 và 2012 là thời gian nổ ra nhiều về tai tiếng trong giáo triều, những mâu thuẫn trở nên gay gắt, cụ thể qua ba nố nổi bật sau đây:

1. Vấn đề Huynh Đoàn Pi-ô:

V́ không điều nghiên kĩ, việc rút lại vạ tuyệt thông đối với nhóm này đă tạo nên tai tiếng lớn. Trên căn bản, việc rút vạ tuyệt thông không có ǵ sai, v́ ba giám mục của HĐ đă viết thư tỏ ḷng muốn hội nhập trở lại với Giáo hội và xin Giáo Tông giải vạ. Như vậy, hết lí do để kéo dài vạ và nó phải được cất đi. Một giáo tông không thể hành xử tính toán như một nhà chính trị. Trong lịch sử đă có một trường hợp để ta suy nghĩ. Đó là năm 1077, thời Giáo Tông Grê-gô-ri-ô VII. Hoàng Đế Heinrich IV ở Đức bị Grê-gô-ri-ô ra vạ tuyệt thông. Do đó, các Vương Công lần lượt bỏ rơi ông và họ mời Giáo Chủ sang Đức để bầu một hoàng đế khác. Trước cơn nguy biến khôn lường này, Hoàng Đế đă có một quyết định để đời. Giữa mùa đông tuyết lạnh xé da, ông cùng vợ và cậu quư tử 2 tuổi rong ruổi lưng ngựa xuyên qua dăy núi Alpen để đón đường Giáo Tông, trước khi vị này tới Đức. Và ông đă gặp được Giáo Tông trong luỹ Canossa trên núi, là nơi Giáo Tông đang dừng chân. Sử chép: ba lần Hoàng Đế vận đồ mùa chay tới rạp ḿnh trên tuyết trước cửa luỹ để xin Giáo Tông rút vạ. Và v́ là một giáo tông, Grê-gô-ri-ô đă không thể làm ǵ khác hơn: cuối cùng phải chấp nhận rút vạ cho một tín hữu đă tỏ ḷng ăn năn thống hối, dù biết rằng, quyết định này có thể sẽ có thể mang hậu quả bất lợi cho ḿnh về mặt chính trị. Thoát hiểm, Heinrich trở về tái lập quyền hành và sau đó cất quân sang Í đuổi Grê-gô-ri-ô chạy khỏi Roma. V́ thế, mộ phần của Grê-gô-ri-ô ngày nay không ở Roma, mà ở Salermo, và trên mộ có khắc hàng chữ: "V́ yêu công lí và ghét bất công, nên tôi phải chết nơi lưu đày". Và văn chương âu châu từ đó có thêm thành ngữ: "Chuyến đi Canossa", nói lên nỗi nhục của thế quyền trước thần quyền.

Vấn đề Huynh Đoàn Pi-ô từ rất lâu rồi đă là mối bận tâm của Biển-đức. Và với những liên hệ đă có từ thời c̣n là trưởng Bộ Tín Lí, ngài vốn tin rằng, chuyện hoà giải với Huynh Đoàn chỉ c̣n là thời gian mà thôi. Vấn đề tai tiếng ở đây là việc giám mục Williamson (một trong ba giám mục của Huynh Đoàn) phủ nhận sự hiện hữu Holocaust (cuộc tàn sát Do-thái do Đức Quốc Xă), và lời phủ nhận của ông đă xẩy ra trước ngày rút vạ tuyệt thông. Vụ Huynh Đoàn đă bị xếp lại, kể từ khi giám mục Gerhard Ludwig Müller - vừa trở thành hồng y trong đợt trao mũ vừa qua – được đưa từ Đức về Roma nắm Bộ Tín Lí.

2. Ṛ rỉ thông tin "Vatican-Leaks":

Ṛ rỉ tin tức và thất thoát tài liệu từ văn pḥng Giáo chủ. Anh Paolo Gabrielle, quản gia của Giáo Tông, đă nhiều lần trong năm 2011 và 2012 đánh cắp một số thư từ và tài liệu từ văn pḥng riêng của Giáo Tông và chuyển ra cho kí giả Nuzzi, một chuyên gia về Vatican nổi tiếng ở Í. Khi các tài liệu kia xuất hiện trên truyền thông, th́ trong giáo triều quả thật đă xẩy ra một trận địa chấn lớn. Các tài liệu kia cho thấy những đút lót, tranh giành phe nhóm, áp lực và sinh hoạt của nhóm đồng tính trong giáo triều. Gabrielle cho hay, anh hành xử như vậy là v́ mến mộ Giáo Tông và muốn đẩy nhanh những sự cải tổ trong giáo triều. Người ta cho rằng, hành động của Gabrielle có sự tiếp tay của nhiều nhân vận khác trong giáo triều.

3. "Ngân Hàng Vatican" (IOR):

Tai tiếng dai dẳng và lớn nhất là chuyện IOR. Năm 2009, với một số tài liệu mật liên quan tới ngân hàng Vatican do một nhân vật quan trọng trong giáo triều trao cho, kí giả Nuzzi khui ra cho thấy những liên hệ và làm ăn bất chính của IOR với một ngân hàng Í và Mafia. Cao điểm của vụ việc này là vụ "tự tử" của hai nhân vật có liên hệ với IOR (1982). Người đứng đầu IOR lúc đó là TGM Marcinkus (Hoa-ḱ). Cảnh sát nước Í đ̣i Vatican giải giao vị này cho họ điều tra, nhưng Vatican đă không chịu.

Trước kia, IOR chỉ là một thứ Quỹ quản trị tài sản của Toà Thánh.Từ năm 1944, nó được tổ chức thành như một thứ ngân hàng, hiện quản trị trên 7 tỉ âu kim với gần 19 ngàn trương mục, vừa do cá nhân, ḍng tu lẫn các tổ chức công giáo đứng tên. Ngoài ra, Vatican c̣n một tài sản bất động sản và kho tàng nghệ thuật trị giá gần 700 triệu. Tài sản này do một ḍng họ quản trị từ nhiều đời nay.

Đó chỉ là vài dấu chứng bên ngoài cho thấy có sự trục trặc của bộ máy giáo triều.

Và v́ thế, trong cuộc họp trước khi bước vào Mật Viện để bầu vị tân giáo tông ḱ cách đây một năm, các hồng y đă đề ra một nhiệm vụ ưu tiên cho bất luận vị nào sẽ trúng cử: Phải cải tổ lại giáo triều, để giải toả đi những tai tiếng và tạo lại niềm tin cho Giáo Hội.

Về t́nh h́nh Giáo Hội

Nhưng do đâu bộ máy giáo triều gặp khủng hoảng và cần phải cải tổ? Do v́ tổ chức lỏng lẻo, cơ chế không c̣n hợp với thời đại? V́ cơ cấu quyền hành chồng chéo? Do v́ việc quản trị thiếu hạch toán rơ ràng như trong một công ti? Do đặt quá nặng ưu tiên bảo vệ cơ chế và truyền thống, ưu tiên bảo lưu quyền uy? Do quyền lực của "tài phiệt" ở IOR? Từ ngoài nh́n vào, khó nhận ra đâu là đầu mối căn nguyên. Nhưng đọc những gịng dưới đây, ta có thể nhận ra được phần nào vấn đề. Trong bài phát biểu trước các hồng y trước khi bước vào Mật Viện, vị Giáo Tông tương lai (Hồng Y Bergolio) đă đưa ra những chẩn đoán như sau:

Chúng ta có hai h́nh ảnh về Giáo Hội: Giáo Hội rao truyền Tin Mừng và Giáo Hội bệnh hoạn mang chứng tự măn với chính ḿnh.

Giáo Hội rao truyền đ̣i hỏi chúng ta phải bước ra khỏi chính ḿnh để đi tới với những biên lề. Biên lề ở đây không chỉ những biên lề địa lí, mà cả những biên lề của cuộc sống con người: những biên lề của mầu nhiệm tội lỗi, những biên lề của đau khổ, của bất công, của thiếu hiểu biết, của thiếu thực hành đạo, của cách suy nghĩ, của bất cứ mọi thứ khốn khổ nào…Phải làm sao để GH tới được với những biên lề đó. Và GH rao truyền đ̣i hỏi phải có tự do phát biểu mạnh bạo trong Giáo hội, từ đó việc truyền bá mới tự phát ra được.

Ngược lại, v́ không chịu bước ra khỏi chính ḿnh, chỉ biết nghĩ về ḿnh, lo cho ḿnh, chăm sóc cho "tấm áo tao nhă trần thế"của ḿnh và chỉ biết lập bàn thờ thắp hương vái nhau, nên GH cứ loay hoay với chính ḿnh, trở thành con bệnh với hội chứng tự mê tự măn: cứ tưởng mọi cái của ḿnh là ánh sáng, nhưng thật ra chỉ là bóng tối. Những thứ xấu xa nẩy sinh theo thời gian trong các định chế Giáo hội đều bắt nguồn từ hoàn cảnh bệnh hoạn này. GH chúng ta hiện đang khoác bộ mặt thứ hai này.

Người ta nói, bài phát biểu đă tạo tin tưởng nơi các hồng y và họ đă uỷ thác vai tṛ lănh đạo Giáo Hội cho Bergolio. Và đây là nhận định mới đây của Giáo Tông Phan-sinh do một kí giả người Í ghi lại trong cuộc phỏng vấn quan trọng năm vừa qua:

"Những người lănh đạo Giáo Hội thường chỉ biết lo cho ḿnh mà thôi; họ bị bủa vây bởi những kẻ nịnh hót và bị các quần thần xúi quẩy làm chuyện xấu. Triều đ́nh là phung hủi của ngai giáo chủ… Nhưng giáo triều có một bất lợi: Họ quá quan tâm vào Vatican. Họ chỉ thấy và lo lắng cho quyền lợi của Vatican, trong lúc những quyền lợi này phần lớn vẫn c̣n mang tính cách trần tục. Lối nh́n quy Vatican này khiến người ta bỏ rơi trần thế đang hiện hiện diện quanh ta. Tôi không tán thành lối nh́n này, và tôi sẽ bằng mọi cách thay đổi nó. Giáo Hội …là một cộng đoàn Dân Chúa, trong đó linh mục, chánh xứ, giám mục là những mục tử có vai tṛ phục vụ cho Dân Chúa"…

Như vậy theo Phan-sinh, khó khăn của GH hiện nay mang tầm vóc toàn Giáo Hội, trên cả b́nh diện giáo huấn lẫn cơ chế, chứ không chỉ đóng khung trong sự bất cập nơi giáo triều. Muốn thoát ra khỏi t́nh trạng này để có thể trở về lại với sứ mạng rao truyền, phải sửa đổi cả cơ chế (trong đó có luôn cả việc cải tổ liên quan tới h́nh ảnh và vai tṛ của ghế giáo chủ) lẫn nội dung và phương pháp rao truyền Tin Mừng. Nghĩa là vừa thay đổi vai tṛ và cơ cấu các định chế giáo triều vừa rà soát lại những nội dung giáo huấn hiện hành để t́m ra những chỗ có thể và cần phải cải tiến.

Sửa đổi cơ chế

Việc làm quan trọng đầu tiên của vị tân Giáo Tông là thành lập một Uỷ Ban cố vấn gồm 8 hồng y đại diện cho tiếng nói của mọi châu lục. UB do Hồng y Oscar André Rodriguez Maradiago (Honduras) điều hợp, và nhiệm vụ của nó là điều nghiên và đưa ra những đề nghị cải tổ cũng như những biện pháp thi hành. Đây là một khởi đầu quyết định. Theo Giáo Tông, UB sẽ đóng vai tṛ rất quan trọng, là v́: "Đây là bước đầu của Giáo Hội chúng ta với một tổ chức hàng ngang chứ không chỉ có hàng dọc mà thôi". Xưa nay, nôi quyền lực ở Vatican luôn nằm nơi Văn Pḥng Quốc Vụ Khanh. Nay với sự ra đời của UB, VP Quốc Vụ Khanh coi như bị giải giới. Song song, Quốc Vụ Khanh Bertone, 79 tuổi, nhân vật được coi là chống lại các nỗ lực cải cách, phải nhường chỗ cho Giám Mục Parolin, 59 tuổi. Nhà ngoại giao Parolin trước đây làm cố vấn chính trị cho Giáo Tông Gio-an Phao-lô II. Việc đưa một GM trẻ ngành ngoại giao vào vị trí mà hàng trăm năm nay thường là chỗ của một vị hồng y có địa vị và uy thế phải được hiểu là Giáo Tông Phan-sinh muốn đặt nặng vai tṛ ngoại giao của Vatican, đồng thời băi bỏ cơ cấu tập trung quyền lực cổ điển, để hướng tới tản quyền.

Nhưng làm ǵ th́ làm, trước hết phải giải quyết cho xong cái khối u dữ IOR. Phan-sinh quyết tâm thực hiện công tác hàng đầu đă được nhiều vị tiềm nhiệm trước đây muốn thực hiện nhưng cuối cùng đă phải bó tay. Đề nghị dẹp bỏ IOR đă được đưa lên bàn cân, nhưng cuối cùng không được chấp nhận. Lí do: Ki-tô hữu nhiều nơi vẫn đang bị bách hại và trên thế giới vẫn c̣n nhiều chính quyền độc tài chuyên chế, thành ra vẫn phải cần IOR như một "cái chốt" (Lombardi) cho những dịch vụ bất thường. Như vậy, trước mắt IOR phải được trong sáng hoá, lành mạnh hoá, trong sạch hoá. Giáo Tông Phan-sinh cho thành lập hai uỷ ban điều tra và kiểm sát an ninh tài chánh IOR, cho rà soát lại các trương mục ma (có thể có tới 150 trương mục) và cùng hợp tác với công quyền Í trong việc điều tra. Đồng thời thuê một đại công ti nổi tiếng của Hoa-ḱ giúp cải tổ lại toàn bộ hệ thống tổ chức, điều hành kinh tế và tài chánh của Toà Thánh. Mới đây, lại thêm quyết định đưa việc quản trị tài sản của Vatican sát nhập vào IOR. Đấy là những việc làm dũng cảm và táo bạo, cho thấy quyết tâm làm sạch của vị Giáo Tông ḍng Tên. IOR hiện được cố vấn và giám sát bởi một Hội Đồng Hồng Y với HY Castello (Tây-ban-nha) đứng đầu, cùng với bốn vị khác: Collins (Ca-na-đa), Parollin (Quốc Vụ Khanh), Schönborn (Áo), Tauran (Pháp). HĐ này họp một năm hai lần và một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó là bổ nhiệm các thành viên cho Hội Đồng Quản Trị (Aufsichtsrat) của IOR.

Đề nghị cải tổ cơ chế đầu tiên của UB cố vấn là việc thành lập Văn Pḥng Kinh Tế (Segreteria de Economia). VP được lập ngày 24.02.14 với sắc chỉ "Fidelis Dispensator et prudens" của Giáo TôngPhan-sinh. Đây là Bộ Kinh Tế tài Chánh của Toà Thánh, cầm đầu bởi Hồng y Georg Pell (Úc) và Tổng Thư Kí là Msgr. Alfred Xuereb (Malta), một trong hai thư kí riêng của Giáo Tông Phan-sinh. Bên cạnh VP được coi là "cơ quan hành pháp", c̣n có một Hội Đồng "lập pháp" gồm 8 giáo sĩ và 7 chuyên gia (giáo dân), do Hồng Y Rainhard Marx (Đức) làm trưởng và Joseph Zahra (giáo dân) làm phó điều hợp viên. Tám giáo sĩ trong HĐ: đó là các Hồng Y Pell (Úc), Marx (Đức), Juan Luis Cipriani Thorne (Peru), Daniel N. DiNardo (USA), Wilfrid Fox Napier (Nam Phi), Jean-Pierre Ricard (Pháp), Norberto Rivera Carrera (Mễ-tây-cơ), John Tong Hon (Hồng-công), und Giám Mục Agostino Vallini (GM phó của Giáo Tông tại Rô-ma). Bảy giáo dân: Joseph F.X. Zahra (Malta), Jean-Baptiste de Franssu (Pháp), John Kyle (Ca-na-đa), Enrique Llano Cueto (Tây-ban-nha), Jochen Messemer (Đức), Francesco Vermiglio (Í-đại-lợi) và George Yeo (Singapur). Sự có mặt của giáo dân trong một cơ chế quyền hành như thế này quả là một cuộc cách mạng ở Vatican (và trong Giáo Hội công giáo!). VP là cơ quan tập trung mọi sinh hoạt kinh tế tài chánh, có nhiệm vụ đề ra ngân sách chung và kiểm soát sự chi dụng của các Bộ và Uỷ Ban trong giáo triều. Ngôn ngữ sinh hoạt của VP là Í và Anh ngữ. Đây cũng là điểm tạo gây thêm khó chịu, v́ các giáo sĩ công chức ở đây xưa nay chỉ cần tiếng Í mà thôi. Các cải tổ của Giáo Tông Phan-sinh dĩ nhiên gặp nhiều chống đối. Người ta chống, trước hết v́ chúng gây xáo trộn cho một truyền thống làm việc kiểu "nhà đạo" đă quen từ nhiều trăm năm nay. Trước đây, chỉ cần "có Chúa biết" là đủ; nay, trước khi Chúa biết, phải nộp hồ sơ chi thu cho thanh tra tài chánh biết trước đă!

Trước đó, UB cố vấn cũng đă có một sáng kiến khác: đề nghị thành lập Uỷ Ban bảo vệ thanh thiếu niên trước sự lạm dụng t́nh dục. Đề nghị được đưa ra bởi Hồng y Sean O‘ Malley (Hoa-ḱ), là người vốn có nhiều kinh nghiệm về chuyện lạm dụng này. Và Giáo Tông Phan-sinh đă cho thành lập vào mùa thu năm ngoái một Uỷ Ban gồm 8 hồng y thành viên. Nhiệm vụ của UB: đưa ra những giải pháp ngăn ngừa lạm dụng và bảo vệ thanh thiếu niên, giải quyết các trường hợp xâm phạm và đề ra những mô h́nh giúp đỡ mục vụ cho các nạn nhân. Chắc chắn UB sẽ chẳng có đủ quyền thế để ngăn ngừa được mọi sự lạm dụng, nhưng nó sẽ cho mọi giám mục trên khắp thế giới biết là họ phải hành động và hành động như thế nào trước các trường hợp lạm dụng t́nh dục do giáo sĩ của ḿnh gây ra.

Vào tháng 10 tới, tại Vatican sẽ có thêm một Center for Child Protection (CCP) để hỗ trợ cho công tác của UB. CCP đă được linh mục ḍng Tên Hans Zoller thành lập cách đây 2 năm ở München, Đức với chi phí tài chánh của giáo phận München-Freising. Hans Zoller, 48 tuổi, hiện là giám đốc Viện Tâm Lí Học thuộc Đại Học Giáo Tông Gregoriana ở Roma. Ông cũng là một trong những kẻ khởi xướng đề nghị thành lập UB bảo vệ trên đây. Một trong những công tác khẩn cấp hiện nay của CCP, theo lời linh mục Zoller, là tạo í thức đặc biệt nơi các giám mục tại Á Châu, Phi Châu và Châu Mĩ La-tinh, nghĩa là làm sao để đưa đề tài xâm phạm t́nh dục trẻ vị thành niên vào trong các xă hội đó, v́ cho tới nay, đề tài này không hoặc chưa được các các giám mục sở tại quan tâm. Ngay một vài quốc gia ở Âu châu, như Tây-ban-nha và Ba-lan chẳng hạn, đề tài này ít nhiều vẫn c̣n là một cấm kị.

Rà soát lại giáo huấn

Để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng các giám mục bàn về chuyên đề mục vụ gia đ́nh vào năm tới, Vatican mới đây đă cho phổ biến một số câu hỏi liên quan tới cuộc sống t́nh dục và hôn nhân công giáo để lấy í kiến rộng răi nơi tu sĩ lẫn giáo dân. Đây cũng là một nét mới lạ biểu hiện chủ trương thông thoáng của vị tân Giáo Tông. Kết quả í kiến của đa số giáo dân tại Âu Châu cho thấy giáo huấn về tính dục của Giáo Hội đă không có được sự đồng ḷng rộng răi. Mô tả t́nh trạng hiện nay, Hồng Y Walter Kasper, 80 tuổi, cựu trưởng Bộ Hiệp Nhất Ki-tô Giáo, đă dùng h́nh ảnh như sau: Xưa Đức Giê-su bỏ 99 con chiên lành để đi t́m 1 con chiên lạc, nay chúng ta bỏ 1 một con chiên lành để đi t́m 99 chiên lạc! Ví von này đă khiến cho 150 cụ hồng y bật cười ḍn dă, cho dù hoàn cảnh hiện tại trong Giáo Hội khó mà cười được. HY Kasper đă đưa ra h́nh ảnh đó trong bài thuyết tŕnh dài hai tiếng đồng hồ trước các đồng nghiệp trên khắp thế giới về nghị hội nhân cuộc sắc phong hồng y cho 19 thành viên mới vào hạ tuần tháng 2 vừa qua. Cách đây 6 tháng, Giáo Tông Phan-sinh yêu cầu HY Kasper, xưa nay vốn được coi là bộ óc nh́n xa và rất thông thoáng trong giáo triều, đưa đề tài gia đ́nh và luân lí t́nh dục ra để các hồng y thảo luận trước. Ngài muốn nhờ Kasper giúp t́m lối ra cho một trong những nan đề khó xử nhất hiện nay của Giáo Hội. Kaspar báo trước, phần thuyết tŕnh của ḿnh sẽ có những suy nghĩ không theo truyền thống, nhưng Giáo Tông Phan-sinh bảo cứ làm, ngài cần có một cuộc thảo luận thông thoáng. HY Kasper đă không hô hào cách mạng hay đưa ra một lối diễn giải Kinh Thánh mới, nhưng ngài yêu cầu đọc hiểu lại Kinh Thánh dưới ánh sáng ḷng nhân từ của Chúa. V́ thế, ngài đă có những câu: "Tên của đề tài không phải là: Giáo huấn của Giáo Hội về gia đ́nh, mà là: Tin Mừng về gia đ́nh… Tin Mừng không phải là một bộ luật cấm đoán… Nếu không có được tinh thần rung động ḷng người, mọi lề luật chỉ mang lại chết chóc… TM là một cái la bàn chỉ hướng cho nhân loại… không ai có thể dùng nó để trói buộc ai cả…". Những tư tưởng của Kaspar tạo nhiều suy nghĩ cho Giáo Tông; và ngài cho hay, chiều tối hôm đó đă đọc lại nó một lần nữa "trước khi đi ngủ, chứ không phải để ngủ" (Cũng như trước đây cuốn sách luận về ḷng nhân của Thiên Chúa của Kasper trao tay cho các hồng y về họp Mật Viện đă thôi thúc GT Bergoglio nhớ nhiều tới người nghèo và vị Thánh ở Assisi trong những giây phút suy nghĩ trước khi quyết định chấp nhận kết quả bầu cử của Mật Viện). Bài của Kasper được in ra 200 bản cho các tham dự viên, và Roma quyết định không phổ biến ra bên ngoài. Nhưng chưa ǵ mà các báo chí ở Rô-ma ngay sau đó đă có được những trích đoạn liên quan tới chuyện li dị và tái hôn. Mà cũng chẳng cần phải săn t́m bài này, v́ đây là những tư tưởng tóm tắt từ cuốn sách mang tựa Tin Mừng về gia đ́nh của HY Kaspar vừa ra mắt ngày 17 tháng này.

Sau cuộc thảo luận, có vị cho hay: Thế nào rồi những người li dị và tái hôn cũng sẽ được rước lễ! Như vậy th́ bí tích hôn nhân sẽ được xét lại? Không, vị đó trả lời, sẽ không có chuyện bỏ tính cách kết buộc của bí tích hôn nhân, nhưng chắc chắn phải có một giải pháp cho những người đă thất bại trong lần hôn nhân đầu nhưng vẫn mong muốn sống gắn bó với Chúa. C̣n giáo huấn về t́nh dục, th́ sao? Giáo Hội cũng phải có một cái nh́n tích cực hơn về t́nh dục. V́, như Giáo Tông Phan-sinh đă nói: "Khi thấy đèn đỏ th́ người ta dừng lại. Nhưng đợi măi mà không thấy đèn xanh th́ một lúc nào đó bà con sẽ tràn qua đường"!◙

Augsburg,
chủ nhật I mùa Chay 2014