CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

Vũ Triều Nghi

(LTS - Vũ Triều Nghi là em LM Vũ Khởi Phụng, Ḍng Chúa Cứu Thế Thái Hà, Hà Nội, và là ái nữ của cụ Vũ Thế Hùng, người đồng tù với Nguyễn Chí Thiện, được Nguyễn Chí Thiện coi như nghiă phụ)

Lời cuối cho người bạn thiết của tôi, nhà thơ Thomas More Nguyễn Chí Thiện

 

 Thế là anh đă nằm xuống, như chiếc lá vàng vội vă ĺa cành một sớm lạnh đầu thu.

Cha Phụng sửng sốt, Vũ Đằng Giao bàng hoàng, c̣n cá nhân tôi: nỗi ǵ thê lương hơn sa mạc vắng mà ḷng ḿnh th́ tựa cắt hơi dao!

Mới đây thôi, chưa đầy hai tuần, vừa gặp nhau đấy mà nay đă tử biệt sinh ly.

Thuở nhỏ, (lúc bố Vũ Thế Hùng c̣n ở tù), không mẹ cha nương tựa, Triều Nghi suốt mấy năm dài vào nội trú làm con bà phước ở Đà Lạt, chỉ mới mười ba tuổi đầu mà đă cảm nhận sâu xa, để rồi suốt năm mươi năm dài nhớ măi hai câu thơ oan nghiệt trong bài “La mort du loup” của thi hào Pháp Alfred de Vigny:

“Dans la voie où le Sort a voulu t’appeler,

Puis après, comme moi, souffre et meurs sans parler.”(1)

 

Định mệnh đă an bài, trong quan tài lạnh anh nằm đó lặng câm “sans parler,” nét mặt tươi tắn, an b́nh và thứ tha. Không phải tưởng tượng đâu, TN thấy anh đẹp như chưa bao giờ đẹp thế. Thầm th́ với người con thiêng liêng của bố mẹ: “Lạ lùng chưa, sao anh Thiện lại đẹp hơn cả lúc c̣n sinh thời”. Chị bạn đồng ư gật đầu: “Ừ lạ thật, chắc anh Thomas More Nguyễn Chí Thiện sắp làm Thánh rồi.” Nh́n anh trong giấc ngủ yên b́nh, TN biết rằng anh đă đón nhận ân sủng Chúa chan ḥa, giờ này chắc anh đang dự tiệc Nước Trời. Bởi v́, một con chiên đă t́m về Nhà Cha, cả thiên đàng hân hoan chào mừng anh đấy anh Thiện nhé! Kể từ nay, rũ áo phong sương, xóa sạch bụi trần, bỏ lại dương gian những oán hờn, ganh tị, những thị phi đoạn trường, như chiếc áo không sắc mầu anh bay bổng về nơi an lạc.

Anh Thiện ơi, v́ chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời (lời hát trong “Kinh Ḥa B́nh”)

Một ngày cuối tháng 9, ông anh rể, Giáo Sư Trần Huy Bích có nhă ư mời chúng ḿnh dùng cơm trưa (cả cha Phụng và TN). Ngồi cạnh anh, chả thấy ǵ chứng tỏ anh đau yếu. Vẫn ánh mắt và nụ cười nồng ấm, vẫn giọng nói sang sảng, mạnh dạn, TN thắc mắc hỏi:

Người ta đồn anh bị bạo bệnh, có đúng thế không?

Anh b́nh tĩnh trả lời:

Đúng đấy, biết bị ung thư phổi cách đây chừng 1 tháng. Cũng phải đi bác sĩ rồi, nhưng dù kết quả thế nào th́  Thiện cũng không chịu trị liệu đâu.

Linh tính như báo trước điều chẳng lành sẽ xẩy đến, TN ghé tai anh:

Hỏi đùa anh Thiện nhé, nếu phải từ giă cơi đời, anh có muốn về ở chung với bố già Vũ Thế Hùng không? Chắc bố sẽ mừng lắm, không phải như ở tù đâu anh Thiện ạ. Nhưng anh phải vào đạo và xin rửa tội th́ mới ở chung với bố được.

Thiện cười:

Có nghĩ đến nhiều lắm, nhưng từ từ đă.

Vậy mà kiếp sống phù du…Anh chợt hiện hữu rồi chợt giă từ, chợt như gió núi mây ngàn để một đời phiêu lăng.

Thomas More Nguyễn Chí Thiện

Thật cảm động, cuối cùng rồi anh cũng trở thành con Chúa với tên mới trong ngày thanh tẩy là Thomas More. Anh sẽ về Nhà Cha và như Kinh Tám Mối Phúc Thật “phước thay cho người công chính v́ Nước Trời là của họ.”

Nguyễn Chí Thiện, như một người thân trong gia đ́nh, anh cho phép TN thay anh cảm tạ:

Cha giáo Cao Phương Kỷ đă ban Phép Thánh Tẩy cho anh trong giờ phút lâm chung. Con cũng được theo gót cha và cha Hương trong chuyến hành hương Đất Thánh Do Thái vào năm 2000, cha c̣n nhớ?

Cha giáo Nguyễn Đức Minh, dẫu đă trọng tuổi, đă không quản mệt nhọc, chủ sự liên tục các nghi thức phát tang, hiệp thông dâng Thánh Lễ để tiễn anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, là vườn hoa của Nhà Thờ Kiếng trong một ngày mưa chớm Thu.

Nhà văn Trần Phong Vũ, công lao anh lớn lắm nhé. Anh đă ủy lạo thăm viếng chăm sóc anh Thiện trong thời gian dài trước đó, và nhất là khi anh Thiện yếu đau. Qua anh, chúng ta đă có anh Thiện nay là Thomas More Nguyễn Chí Thiện.

Bác sĩ và bà Trần Văn Cảo, phải nói cả hơn chục năm rồi, từ ngày anh chị rời San Jose là em không có dịp gặp lại cho đến bây giờ. Anh chị đă đỡ nâng phần hồn phần xác cho anh Thomas More Nguyễn Chí Thiện cho đến giây phút cuối đời.

Giáo sư Trần Huy Bích, nếu không có anh cập nhật tin tức của bệnh nhân và không quản ngại nhọc nhằn chuyên chở đón đưa, th́ làm sao em có thể tham dự các nghi thức cho anh Thiện trong suốt ba ngày từ khi anh Thiện nằm xuống.

Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều ơn lành thánh cho những tấm ḷng vị tha và đáng kính phục.

Anh chị Cảo và anh Trần Phong Vũ ơi, xin cho em được nhận vơ đă góp phần vào công cuộc cứu rỗi linh hồn Thomas More với các anh chị nhé. V́ em có gợi ư với anh Thiện mà…

Hôm lễ phát tang tại Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, TN đă nh́n thấy vị chủ sự nghi thức là Cha Giáo Nguyễn Đức Minh nghẹn ngào kể lại những kỷ niệm xưa. Linh mục Nguyễn Văn Luân đă khâm phục và ca ngợi người nằm xuống ….. Đặc biệt là Đức Cha Mai Thanh Lương, trong bài giảng xuất sắc đă hai ba lần ca ngợi anh là một Thomas More Việt Nam.

Thomas More, vị luật sư lỗi lạc dưới thời Henry VIII của Anh Quốc. Vị vua hung ác đă xử trảm 2 trong số 9 bà vợ, hiện nay Viện Bảo Tàng tại Luân Đôn c̣n ghi giữ lại lịch sử này. Ngài Thomas More đă nhiều lần can ngăn, sửa sai lỗi lầm của nhà vua và bênh vực cho công lư, để rồi chịu chung số phận với 2 người vợ của nhà vua là bị chặt đầu. Giáo Hội Công Giáo đă phong thánh cho ngài.

Thomas More Nguyễn Chí Thiện, anh thật xứng đáng được ngài là thánh bổn mạng. TN thật hănh diện về anh, anh Thiện ạ. Viết những ḍng này, TN lại tưởng tượng ra bố già đang tươi cười chào đón người bạn tù năm xưa, người bạn vong niên của bố. Tên anh đă được thêm vào Thomas More mà lúc sinh thời bố già chưa được gọi anh như thế một lần. Anh ra đi trong chính ngày Giáo Hội Công giáo mừng lễ các Thiên Thần Bản Mệnh. Nguyện xin các đấng như muôn vàn v́ sao dẫn đưa anh về nơi miên viễn.

Kỷ Niệm Về Anh

Nói biết mấy cho vừa…Không hiểu sao, mỗi lần thấy anh, là h́nh như TN thấy bố già VTH tươi cười đứng cạnh anh trong căn nhà khó nghèo ở Hà Nội vào năm 1992. Ngày ấy hải ngoại nào đă biết đến anh đâu, anh đứng lặng yên nghe bố già giới thiệu, khói thuốc vàng tay, muốn TN đổi cách xưng hô từ “thưa chú” sang “thưa anh” chỉ là v́ anh thua tuổi bố già nhiều, tuy biết TN đă yên bề gia thất, anh vẫn đọc khẽ:

Mắt em mềm mại con đ̣

Anh nh́n chẳng thấy hẹn ḥ một câu

                                                (NCT)

Đa tài quá nhỉ? Ai ngờ đâu thơ t́nh cảm của Thiện cũng ướt át thế!

Bao nhiêu lần về Hà Nội là bấy nhiêu lần gặp các nhân vật lịch sử của Nhân Văn Giai Phẩm một thời vang bóng. Tất cả đều đă hư vô, cho nên viết bài này, TN đặt tên “Chiếc Lá Cuối Cùng” thật không ngoa. V́ nếu có ai c̣n tồn tại trên dương gian, chắc cũng không c̣n lâu lắm nữa. Phùng Cung, người bạn thiết của anh đó, đă dành cho “bóng hồng dương thế” khá nhiều cảm t́nh, ngày các anh tiễn TN từ ga Hàng Cỏ, Hà Nội để vào Sàigon, Phùng Cung nắm tay TN:

Nửa đời hoa trải gió mưa

Vẫn c̣n thừa sức bỏ bùa cơi xuân

Bố già lên tiếng:

Chúng nó là những thằng thi hào lăng mạn, lại như tằm nhả tơ. Đứng đâu là nhả thơ đó, làm bộ thiết tha là thế, chứ thật chẳng là ǵ cả. Con đừng tin chúng nó.

Phùng Cung lườm Bố rồi ứng khẩu thêm:

Khi xưa em ở trang đài

Ai gây chinh chiến cho người lưu ly

Vàng phai, quốc luật triều nghi

Gót thơm ghi dấu kinh kỳ lệ sa.

                  (Phùng Cung tặng TN)

Hôm đó bố già rất vui, vỗ tay khen thơ các bạn hay.

Thế rồi, Nguyễn Chí Thiện đến được bến bờ tự do.

Thế rồi tên tuổi anh vang lừng khắp chốn.

Thế rồi !! như thiên la địa vơng vây bủa trùng điệp

Tội nghiệp anh… thật nhiều truân chuyên với chằng chịt giả thật về Nguyễn Chí Thiện. Viết đến đây TN lại nhớ đến một ân nhân lớn của anh, đă nhiều lần bênh vực và giúp đỡ anh, đó là Giáo Sư Jean Libby. Bà nay đă cao tuổi, đi lại khó khăn, thế mà vẫn chống gậy đến dự tang lễ và nh́n anh lần cuối, TN nh́n thấy những giọt lệ lăn trên khóe mắt của bà. Cách đây khoảng 7, 8 năm trong một buổi hội thảo do bà tổ chức tại đại học San Jose, không hiểu anh Thiện đă nói ǵ với bà về TN mà được bà mời lên làm khách danh dự và dĩ nhiên là nhân chứng ngục tù của anh. Buổi hội thảo chấm dứt chỉ c̣n lại ba người là giáo sư, anh và TN. Bỗng dưng anh cất tiếng:

Thưa bà TN…

Đó là lần duy nhất anh xưng hô và gọi TN là bà rất nghiêm túc và đọc khẽ:

Mắt em trong mát ḍng sâu

Anh nh́n chẳng thấy nhịp cầu bắc qua

 

Rồi anh tiếp:

Sao không ở vậy? Bà lấy chồng làm chi cho thiên hạ khổ?

Tôi ngạc nhiên:

Anh đùa đấy chứ? Tôi làm ǵ được hân hạnh thế…Mà ai khổ nào?

Thiện lại cười:

Ừ, tôi cứ nói thế, ai khổ th́ khổ…

Ông xă TN là Hàn Phong Cao cũng có dịp gặp anh khi ở Việt Nam trước 1995 và rất ngưỡng mộ tài thơ và quư mến anh. Chúng tôi rất thân nhau. Lại phải nhắc đến bác Hoàng Cầm cũng làm thơ tặng TN và nhờ ái nữ Kiều Loan về trao tặng cho TN tại Mỹ. Thật không may TN đă làm lạc mất bài thơ này.

Tưởng Niệm Anh…

Trong một chiều buồn tại một thành phố nhỏ ở Nam Cali, Linh mục Đức Minh và cha Phụng lại có nhă ư cử hành Thánh Lễ cầu nguyện cho anh. Chúng tôi vỏn vẹn trên dưới mười người cùng nhau ca vang bài hát Kinh Ḥa B́nh ngậm ngùi thương tiếc anh.

October 14 lại một Thánh Lễ nữa của nhóm bạn thân thương cầu nguyện cho anh tại nguyện đường St. Michael’s Abbey. Ḷng bồi hồi xúc động khi nghe lời ca trầm bổng bằng tiếng La Tinh. Lời ca tiếng nhạc TN chỉ được nghe khi c̣n ở nội trú Đà Lạt và tuổi đời chưa được 15. Lần sau đó là 25 năm xưa, ngày cưới của TN được cử hành do Chân Phước Gioan Phaolo II chủ tế tại Nguyện Đường Sistine, Vatican. Bây giờ tại nhà nguyện nhỏ bé này các thầy chủng viện sốt sắng cầu nguyện khi dâng thánh lễ, TN bỗng nghe ḷng ḿnh nao nao. Họ, những con người đẹp đẽ và trẻ trung, đă dám hy sinh mùa Xuân của đời ḿnh cho Đấng Tối Cao và đi t́m Mùa Xuân Vĩnh Cửu đời sau. Bên cạnh TN, thầy cựu chủng viện Huế và Vũng Tàu Vũ Khởi Phụng năm xưa, đă đánh mất bao nhiêu mùa Xuân trần thế; anh đă đi vào hoàng hôn của cuộc đời với sức khỏe mong manh. Tạ Ơn Trên, cơn bạo bệnh đă tạm thời b́nh phục. Anh tôi với những lo âu muộn phiền hằn trên khóe mắt, với những nếp nhăn trên vầng trán tôi không hiểu anh nghĩ ǵ. Riêng tôi một ḿnh ngậm ngùi ngồi tiếc tuổi xuân bay. Mai đây vẫn chiếc áo đen bạc màu anh sẽ rời xa tôi cả một đại dương để tiếp tục sứ mạng linh mục mà Chúa đă mời gọi và trao phó. Ba anh em chúng tôi sẽ lại ngh́n trùng xa cách để rồi Xuân Thu Nhị Kỳ mới lại được nh́n thấy nhau như những áng mây ngàn đời của chuyện hợp tan tan hợp.

Thomas More Nguyễn Chí Thiện ơi, huynh trưởng của TN đă nhắn nhủ anh khá nhiều trong lần gặp gỡ cuối cùng rằng: anh ước mong nh́n thấy anh như con chiên lạc t́m về nhà. Nay anh đă được Chúa gọi về xin nhớ cầu nguyện cho cha Phụng.

Cách đây không lâu, lại vừa nghe tin anh Kiều Duy Vĩnh cũng đă an giấc ngàn thu sau khi được đón nhận Bí Tích Thanh Tẩy.

Ba mươi năm như một giấc mơ, như một huyền thoại không bao giờ có thật. Mấy năm trước TN theo mẹ về thắp hương trước mộ “chú Phùng Cung”. C̣n riêng anh, TN sẽ luôn gọi thầm Thomas More, nay anh đă mây ngàn hạc nội. Đường xưa lối cũ c̣n đó, người xưa biết đâu mà t́m…Lại nhớ tới lời nhạc của anh Từ Công Phụng “Thà như chiếc que diêm, một lần lóe sáng lên thắp sáng đời nhau…” Chỉ khác một điều, anh không là que diêm, mà là ngọn đuốc sáng rực trong ḷng mỗi người bạn yêu mến anh.

TN muốn nhắn với anh rằng…ở cơi yên vui nào đó, nếu có miếng khoai mẩu sắn, xin cũng cứ nhường cho bố già như thuở nào cùng chung nhau là ngục sĩ nhé…

Người đă đi rồi, thành phố vắng

Hồn tôi quán trọ một chiều hoang…

 

Vũ Triều Nghi

Dịp Lễ Tang Thomas More Nguyễn Chí Thiện, tháng Mười 2012

(1)    Trong lối đi mà Số Phận đă muốn gọi an
Rồi sau đó, như tôi, anh đau đớn và chết không nói lời nào

                   (Ṭa Soạn dịch)